Lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đều được xem là những lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra, vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng có bị xử phạt nguội hay không?
Mục lục bài viết
1. Vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng có bị xử phạt nguội không?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về hình thức xử phạt nguội. Có thể nói, phạt nguội được xem là hình thức xử phạt người tham gia giao thông đường bộ khi những đối tượng này có hành vi vi phạm quy định của pháp luật được phát hiện thông qua phương tiện và thông qua các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng, hoặc phát hiện những hành vi vi phạm được ghi lại bằng thiết bị kỹ thuật của các tổ chức và cá nhân, hoặc phát hiện từ những thông tin và hình ảnh được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc được đăng tải trên các trang mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe để xử lý ngay lập tức tại thời điểm đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong đó có nêu rõ, những thông tin hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau như ghi được và thu được bằng thiết bị kỹ thuật của các tổ chức cá nhân trong xã hội (các thiết bị kỹ thuật này không phải là phương tiện và kĩ thuật nghiệp vụ của các lực lượng chức năng) và thông tin hoặc những hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trên mạng xã hội. Trong trường hợp thông tin và hình ảnh phản ánh đúng sự thật và các lực lượng chức năng xác định có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt ra tiến hành hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó khi xét thấy thuộc thẩm quyền của mình, hoặc báo cáo cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đối với hành vi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng, tức là những hành vi không chấp hành đầy đủ tín hiệu đèn giao thông theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm giao thông hiện nay có hai hình thức đó là phát trực tiếp hoặc phạt nguội. Và theo quy định của pháp luật thì tất cả các hành vi vi phạm giao thông đều được xử phạt thông qua một trong những hình thức nêu trên. Vì vậy cho nên, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng vẫn sẽ có thể bị phạt nguội, nếu chưa bị phạt thông qua hình thức phạt trực tiếp. Theo quá trình phân tích khái niệm về phạt nguội và các hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nêu trên thì mọi hành vi vi phạm giao thông đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử phạt. Hay nói cách khác, hành vi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng có thể sẽ bị phạt nguội theo quy định của pháp luật.
2. Mức phạt nguội đối với hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng. Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng đối với xe mô tô và xe gắn máy được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng). Theo đó thì những đối tượng được xác định là người điều khiển xe mô tô, người điều khiển xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện có hành vi vượt đèn đỏ hoặc bật đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thứ hai, mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng được áp dụng đối với loại phương tiện là xe ô tô hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng). Theo đó thì những đối tượng được xác định là người điều khiển xe ô tô hoặc điều khiển các loại phương tiện khác tương tự như xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng đối với những loại phương tiện được xác định là máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng). Theo đó thì, những đối tượng được xác định là người điều khiển máy kéo hoặc người điều khiển xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ hoặc màu đen vào trái quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tức quyền sử dụng giấy phép lái xe trong trường hợp điều khiển máy kéo, tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng, trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Cách tra cứu mức phạt nguội vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng:
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hiện nay hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động tra cứu phạt nguội trên các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục cảnh sát giao thông thông qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục cảnh sát giao thông thông qua địa chỉ như sau:
Bước 2: Chọn mục “tra cứu phương tiện vi phạm giao thông thông qua hình ảnh” nằm ở bên phải góc màn hình máy tính. Sau đó tiến hành hoạt động nhập thông tin theo yêu cầu buồn biển số xe cần phải kiểm tra và chọn loại phương tiện, có thể là ô tô hoặc xe máy.
Bước 3: Nhập mã bảo mật. Sau đó nhấn nút tra cứu để tìm kiếm kết quả. Hệ thống sẽ hiển thị kết quả mà người dân đang mong muốn tìm kiếm. Nếu như phương tiện của công dân không bị phạt nguội thì màn hình sẽ hiện dòng chữ không tìm thấy kết quả. Còn nếu như phương tiện bị vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng thì sẽ hiển thị kết quả trên màn hình và người dân cần phải nộp và thông qua những hình thức sau: Nộp phạt trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nộp phạt tại kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại kho bạc nhà nước tiến hành hoạt động ủy nhiệm thu được ghi nhận trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích (hay còn gọi là bưu điện).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.