Vượt biên trái phép đâm chết người ở nước ngoài xử lý như thế nào? Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vượt biên trái phép đâm chết người ở nước ngoài xử lý như thế nào? Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em thời gian trước vượt biên ra trung quốc làm việc cùng 1 số người khác. Trong lúc bia rượu đã xảy ra mâu thuẫn và đâm chết 1 người. Liệu bạn e có bị truy cứu hình sự khi về việt nam không thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 6 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.
… … "
Theo quy định trên thì dù bạn của bạn thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài thì vẫn có thể bị xử lý theo các tội danh quy định tại Bộ luật hình sự của nước CHXHC Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại, cụ thể trong trường hợp này là Trung Quốc. Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp, Trung Quốc sẽ dẫn độ công dân của Việt Nam đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Việt Nam để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ cũng thường được quy định tại Điều 9 và Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa.
Ngoài ra, căn cứ Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về từ chối dẫn độ như sau:
“Điều 344. Từ chối dẫn độ
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Toà án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ởViệt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Theo pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ởViệt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài đã gửi yêu cầu dẫn độ biết.”
Theo đó, trường hợp bạn của bạn đã trốn về Việt Nam và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 phía trên thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần phối hợp với cơ quan chức năng của Trung Quốc để điều tra tội phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, người bạn đó còn bị xử phạt hành chính về hành vi vượt biên trái phép theo quy định tại Điều 17 về xử phạt Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại của Nghị định số167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh , trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
"3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;"