Thực thi pháp luật bình đẳng giới trong lao động tại Việt Nam. Những thành tự đạt được những hạn chế còn tồn tại khi thực hiện bình đẳng giới trong lao động ở Việt Nam
Mục lục bài viết
1. Những kết quả đạt được về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam:
Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới giai đoạn năm 2011 -2020, tính riêng trong lĩnh vực lao động, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 2018 Việt Nam được Liên hợp quốc xếp loại đứng thứ 68 trên tổng số 162 quốc gia về bình đẳng giới. Các tổ chức quốc tế khác như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng ghi nhận Việt Nam đã cải thiện được một số chỉ tiêu bất bình đẳng giới, cụ thể là chỉ tiêu về Cơ hội và sự tham gia vào các hoạt động kinh tế của nữ giới. Các chương trình đào tạo và dạy nghề đang đi theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng đào tạo, nữ giới sang các nhóm ngành kỹ thuật và nam giới sang các nhóm ngành giáo dục. Phần nào điều chỉnh lại sự bất cân bằng về giới tính trong phân hóa nghề nghiệp theo ngành dọc. Tỷ lệ người lao động có cơ cấu chuyển dịch từ các ngành nghề nông nghiệp truyền thống sang khối ngành dịch vụ và công nghiệp.
Được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, tuy nhiên bằng mọi cố gắng, Việt nam đã đạt mức tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở các giới nam và nữ tỷ lệ này lần lượt là 83% và 72,9%. So với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược quốc gia là 40% ở mỗi giới thì chúng ta đã hoàn thành vượt mong đợi. Bên cạnh đó, bằng các biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, Việt Nam đã và đang chuyển đổi nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp sang nhóm có trình độ chuyên môn cao.
Tại báo cáo định kỳ phổ quát của Việt Nam năm 2014 về việc thực hiện quyền con người theo cơ chế đánh giá của Liên hợp quốc, chúng ta nêu lên một số thành tựu như đã triển khai được những chương trình thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đặc biệt tập trung triển khai ở những khu vực miền núi, những nơi có điều kiện khó khăn về kinh tế và những khu vực có bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
Tổng kết việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2021, đã có thời điểm tỷ lệ nữ giới làm chủ doanh nghiệp của Việt Nam đạt 31,3% trên tổng số doanh nghiệp (năm 2018), tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm ở các năm sau. So sánh với chỉ tiêu tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020 thì chúng ta phải kéo dài hơn 3 năm để thực hiện mốc đầu tiên và tổng kết tính đến tháng 10 năm 2019 chỉ có 24% doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp trên cả nước do nữ giới làm chủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thường có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của các doanh nghiệp đã được cải thiện, dễ dàng hơn nhưng các doanh nghiệp nữ vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong vay vốn.
Các chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho lao động đã phát huy được hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp nói chung so với năm 2010 giảm từ 2,88% xuống 2,17% vào năm 2019, tỷ lệ thiếu việc làm cũng giảm từ 3,57% xuống 1,27%. Trong đó, đối với lao động nam tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,29% xuống 2,09%; tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ 1,82% xuống 1,19%. Đối với lao động nữ tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,3% xuống 2,26%; tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ 4,26% xuống 1,37%.
Trình độ học vấn của người lao động ở cả hai giới đều được nâng cao. Số học viên được đào tạo sau đại học tăng gần gấp hai lần tại thời điểm năm 2018 so với năm 2010 (108.134 người / 67.388 người). Việc nâng cao trình độ học vấn giúp người lao động có khả năng tiếp cận với những công việc có mức lương cao hơn và đãi ngộ tốt hơn.
Hằng năm, số việc làm mới được tạo ra vẫn duy trì ở mức cao, trên 1 triệu người mỗi năm, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 48%. Theo báo cáo của Cục Việc làm thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội, năm 2020 cả nước giải quyết việc làm khoảng 1,34 triệu người, con số này thấp hơn một chút so với các năm trước đó, tuy nhiên với ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh thì con số này vẫn là một thành tựu đáng được nhắc tới.
Hệ thống tổ chức các cơ quan được giao nhiệm vụ thúc đẩy và bảo đảm bình đẳng giới ngày càng được kiện toàn. Các cơ quan này đã tổ chức được nhiều hoạt động hợp tác tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới và trao quyền cho phụ nữ đã được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, có sự tham gia của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Hoạt động của Uỷ ban quốc gia vì tiến bộ của phụ nữ cũng thể hiện được nhiều vai trò trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng. Tính trong năm 2015, Ủy ban này chủ trì và phối hợp với một số cơ quan chức năng triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ về bình đẳng giới; hội thảo các giải pháp tuyên truyền về vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế… tạo diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với nội dung xoay quanh các vấn đề và giải pháp vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Ở tại một số địa phương nơi các ban này được thành lập ở cấp cơ sở, đã phối hợp cùng với chi hội liên hiệp phụ nữ tại địa phương tổ chức tuyên truyền pháp luật, dạy nghề cho phụ nữ ở thuộc hộ nghèo, cận nghèo trong địa bàn.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, là một trong 04 tổ chức chính trị xã hội được Ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác, đã tổ chức được các chương trình cho vay và cấp vốn, giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nhiều vùng nông thôn. Các chương trình Dạy nghề kết hợp với xóa đói giảm nghèo cũng được triển khai ở nhiều tỉnh thành,một số địa phương đã tích cực tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là các địa phương dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ; tổ chức các lớp dạy nghề miễn phí, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thu hút với đông đảo lao động nữ tham gia.
Việt Nam cũng đã chính thức lựa chọn ra Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6/2021), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2021). Một số hoạt động mang tính tuyên truyền có hiệu quả thu hút cao đã được thực hiện như tuần hành, ký cam kết, phát tờ rơi, pano áp phích tuyên truyền về bình đẳng giới và chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em với mục đích xóa bỏ định kiến giới và tăng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
Tại quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 16/5/2017, phó thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Uỷ ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp Quốc. Theo đó, thực hiện đồng thời một số biện pháp như
+ Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái phù hợp với Công ước CEDAW.
+ Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
+ Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các bộ, ngành và địa phương.
+ Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng sự tiến bộ của phụ nữ ở trung ương và địa phương.
2. Một số hạn chế bình đẳng giới trong lao động:
Mặc dù đã có cơ quan thanh tra trong lĩnh vực lao động cũng như vụ bình đăng giới cũng được giao nhiệm vụ thanh tra, các cơ quan khác trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp để thanh tra và xử lý vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Mỗi năm ước tính thanh tra cả nước đã thực hiện khoảng 4000 cuộc thanh tra, kiểm tra toàn diện, tuy nhiên nội dung thường chỉ tập trung vào an toàn, vệ sinh, tiêu chuẩn lao động mà không có thanh tra về lĩnh vực bình đẳng giới. Trong thời điểm nghiên cứu của luận văn, Sở lao động và thương binh xã hội cũng không tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới trong lao động. Điều này không có nghĩa là bất bình đẳng giới trong lao động không xảy ra mà thể hiện một điều rằng vai trò của thanh tra cũng như việc các cơ quan chưa quan tâm đúng mức và nhận thức được tầm quan trọng của phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới trong lĩnh vực lao động.
Nhiều hội thảo, lớp tập huấn, cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới đã được tổ chức tuy nhiên đối tượng mà các hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các cuộc thi này thu hút được chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong khối ngành các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, những đối tượng chính cần được đẩy mạnh và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đó là các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh tự do, các đối tượng khác nằm ngoài doanh nghiệp nhà nước.
Bất bình đẳng trong lĩnh vực tiền lương vẫn tồn tại, khoảng cách thu nhập tiền lương trung bình giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội vẫn còn rất xa. Các nhóm ngành nghề tập trung nhiều lao động nữ thường là các nhóm ngành liên quan đến dệt may, gia công, ngành nghề truyền thống. Theo thống kê của tổng cục thống kê, năm 2020, thu nhập bình quân theo tháng của người lao động đạt 5,5 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập bình quân theo tháng của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,4 lần. Trong khi thu nhập bình quân của lao động nam là 6,4 triệu đồng thì thu nhập bình quân của lao động nữ chỉ vào mức 4,5 triệu đồng.
Pháp luật cho phép quy định về tỷ lệ nam và nữ trong một số lĩnh vực tuy nhiên lại không hướng dẫn chi tiết việc thi hành quy định này khiến cho trên thực tế, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức “lách luật” để ưu tiên tuyển chọn nam giới. Điều này làm hạn chế phần nào cơ hội việc làm của nữ giới và tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận công việc cũng như mất cân bằng về giới trong phân công lao động. Nam giới vẫn luôn là đối tượng được ưu tiên trong các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao trong khi phụ nữ thường bị từ chối tuyển dụng vì lý do giới tính và sức khỏe.
Tại một số quốc gia trên thế giới, việc đặt các câu hỏi cho các ứng cử viên nữ về kế hoạch sinh sản, có thai hoặc mang thai trong tương lai cũng được coi là một hành động thể hiện sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hiện nay chưa có quy định pháp luật nào đề cập đến vấn đề này. Theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế và Navigos Search tại Việt Nam cho thấy cho thấy, có tới 43% người sử dụng lao động muốn tìm hiểu về tình trạng hôn nhân của ứng viên và 30% hỏi thông tin về kế hoạch sinh con. Trong khi ở chiều ngược lại, khi hỏi các ứng viên về trải nghiệm khi tham gia tuyển dụng của họ, chỉ có 8% số nam giới được hỏi về kế hoạch con cái trong lần phỏng vấn xin việc gần đây nhất, trong khi các ứng viên nữ thì tỷ lệ này là 31%. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; xâm phạm đến trách nhiệm bảo hộ bà mẹ và trẻ em mà con xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của con người. Ngoài ra, các ứng viên nữ còn nhận được các câu hỏi về trách nhiệm gia đình, bao gồm việc chăm sóc con cái. Phần đông người sử dụng lao động cho rằng phụ nữ luôn gắn với trách nhiệm gia đình, và việc sinh đẻ của họ sẽ ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của công ty, ngoài ra mức đóng góp của họ cho những mục tiêu chung cũng sẽ bị hạn chế. Nam ứng viên cũng được ưu tiên là lựa chọn của người sử dụng lao động, do họ tin rằng lao động nam sẽ dễ dàng thu xếp thời gian cho những công việc làm thêm giờ, làm ca đêm hoặc những công việc linh hoạt khác.
Định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội, phân biệt giới trong tuyển dụng lao động vẫn khá phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các quảng cáo tuyển dụng trên các trang website về việc làm hoặc trên các trang mạng xã hội về việc tuyển lao động vào một vị trí việc làm nhưng ghi rõ giới tính mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ như: “Cần tuyển một giáo viên mầm non, nữ, độ tuổi từ 18 đến dưới 35; hoặc cần tuyển một nhân viên giao hàng, nam, trong độ tuổi…” Tất cả những thông tin tuyển dụng như vậy đều đã vi phạm vào điều 13 của luật Bình đẳng giới cũng như điều 8; điều 136 của
Bên cạnh đó, ngay trong những hoạt động được cho là hỗ trợ phụ nữ hay thúc đẩy bình đẳng giới hiện nay vẫn còn tồn tại phần nào định kiến giới: Các phong trào thi đua mang tên gọi: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã gắn trách nhiệm của phụ nữ với các công việc gia đình không được trả lương.
Phụ nữ sau khi nghỉ thai sản vẫn khó tiếp cận việc làm, một số công ty vẫn yêu cầu nhân viên phải cam kết ngầm về việc không mang thai trong thời gian đầu ký hợp đồng. Ngay trong nội bộ các cơ quan nhà nước, số lượng lớn người lao động, công chức, viên chức là Đảng viên, việc kỷ luật Đảng viên khi sinh con thứ 3 đã cản trở cơ hội thăng tiến của lao động nữ và đi ngược lại với thiên chức làm mẹ của họ.
Sau khi
Việc chăm lo đời sống cho người lao động theo các công ước quốc tế còn mở rộng tới các đối tượng là thân nhân và gia đình của họ và một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới chính là giảm bớt các gánh nặng cho người lao động có trách nhiệm gia đình, chủ yếu là vấn đề chăm sóc con cái của lao động nữ. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm nhà máy hiện nay điều kiện về vệ sinh lao động và mức độ sinh hoạt của người lao động hầu hết chưa được đảm bảo. Mặc dù có tới 2,8 triệu người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước trong đó hơn một nửa là lao động nữ. Tuy nhiên đại đa số các doanh nghiệp đều không bố trí được chỗ ở mà buộc người lao động phải tự đi thuê trọ tại các khu nhà trọ gần địa điểm làm việc. Với số lượng ít ỏi mà người lao động nhận được, họ đều tìm tới các khu nhà trọ với mức thuê giá rẻ, điều này đồng nghĩa với việc điều kiện sinh hoạt cũng vô cùng thấp, không chỉ người lao động mà cả gia đình của họ cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em không được đảm bảo về các điều kiện học tập, vui chơi và y tế do không có nhà trẻ, trường mẫu giáo, nơi vui chơi giải trí, trạm y tế… Do vậy nhiều lao động nữ phải gửi con về cho gia đình chăm sóc ngay cả khi đứa trẻ chưa đủ 36 tháng tuổi và còn phụ thuộc vào sữa mẹ, điều này cũng ảnh hưởng đến tinh thần của họ, ảnh hưởng đến sự hồi phục, tái tạo sức lao động.
Mặc dù pháp luật quy định rõ ràng về thời gian nghỉ thai sản được tính vào thâm niên công tác, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy chỉ 60% chủ lao động tuân thủ quy định này, 40% còn lại thừa nhận rằng thời gian nghỉ thai sản không được tính vào thâm niên đối với lao động nữ tại công ty của họ. Với việc thâm niên công tác là yếu tố quan trọng thứ hai khi người sử dụng lao động căn cứ để ra quyết định thăng chức, điều này chắc chắn sẽ là một bất lợi lớn đối với lao động nữ để thăng tiến trong sự nghiệp, nó không chỉ là vấn đề về vị trí chuyên môn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương, mức đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp… của họ.
Công tác đào tạo cho lao động nữ còn chưa được chú trọng, chỉ có 20,3% lao động nữ đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ so với tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo là 25%, tỷ lệ lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng thấp hơn so với nam giới ở ba cấp bậc sơ cấp, trung cấp và đại học. Cùng với Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự phát triển của cách mạng công nghiệp, các ngành nghề đều nâng mức tiêu chuẩn đối với lao động về trình độ, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ… Tuy nhiên còn phần lớn lao động nữ chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, dẫn tới không có cơ hội cạnh tranh so với lao động nam.
Lao động nữ ở các vùng nông thôn, người tái hòa nhập cộng đồng, mắc HIV hoặc có người thân mắc HIV hoặc những phụ nữ đã từng tham gia và các công việc mại dâm là những nhóm chịu sự tổn thương kép. Không chỉ hạn chế trong việc tiếp cận thông tin cũng như các quyền về giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế mà họ còn chịu nhiều định kiến của xã hội, gánh nặng trong việc chăm sóc gia đình cũng là một lý do khiến họ khó có thể tham gia lao động và sản xuất.
Phụ nữ vẫn là đối tượng chính của quấy rối tình dục nơi công sở, các biện pháp mà
Một cuộc thăm dò của Young Women Trust năm 2018 cho thấy có tới 23% phụ nữ tại nơi làm việc từng phải đối mặt với quấy rối tình dục tuy nhiên chỉ 8% trong số họ đã khiếu nại hoặc báo cáo.
Mặc dù tỷ lệ tham gia lao động giữa các giới là ngang nhau tuy nhiên có sự phân bổ khác nhau trong các ngành kinh tế. Lao động nam thường tập trung và chiếm áp đảo trong các ngành đòi hỏi kỹ năng như khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo trong khi đó nữ giới lại tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, Số lượng lao nữ giới lao động gia đình (23,3%) vẫn nhiều hơn so với nam giới (11,4%). Tỷ lệ lao động làm công ăn lương có hợp đồng ở khối ngành nông lâm thuỷ sản ở nam giới là 10,1% trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 5,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới luôn xấp xỉ hoặc cao hơn nam giới. Cụ thể năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới là 3,45% và nam giới là 2,42%; đến năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới là 3,05% và ở nam giới là 2,01%.
Dưới tình hình tác động của dịch bệnh Covid 19 từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 đã cho thấy còn nhiều bất cập trong việc đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Do sự phân biệt đối xử theo giới dẫn tới tập trung giới theo nghề nghiệp và ngành dọc khiến cho khi dịch bệnh bùng phát, các nhóm ngành may mặc, ngành nghề thủ công và truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi đó số lượng lao động nữ trong các nhóm ngành này là rất lớn.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức đã tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước (trước khi dịch bệnh trở nên tồi tệ). Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 tăng cao ở khu vực nông thôn và tập trung vào đối tượng nữ giới. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, tỷ lệ phần trăm lao động nữ đã có sự chuyển dịch từ lao động chính thức, có công việc ổn định sang lao động phi chính thức, hợp đồng thời vụ. Đây có thể là do tác động của yếu tố giới khi tham gia thị trường lao động dưới tác động của đại dịch: nữ giới dễ thỏa hiệp và không có nhiều cơ hội lựa chọn các công việc khi tham gia thị trường lao động so với nam giới, họ bắt buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định hơn miễn là có thể đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Còn nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, có tới 63% phụ nữ đã là nạn nhân của bạo lực gia đình, điều này đồng nghĩa với việc cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động của họ. Phụ nữ vẫn phải tham gia lao động sản xuất, thậm chí một trong số đó còn là lao động chính, gánh vác trách nhiệm về kinh tế đồng thời trách nhiệm nuôi dạy con cái, tuy nhiên lại không có một vị trí cân bằng đối với người chồng trong gia đình.
3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế:
Thứ nhất, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân trong quy định của pháp
Khó khăn trong áp dụng luật. Quy định của pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản luật, thông tư, nghị định. Khi nghiên cứu
Do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thống nhất, chưa đầy đủ. Pháp luật chưa hoàn thiện ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ. Nhiều mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật dẫn tới việc khó khăn trong thực hiện, áp dụng luật. Bởi vậy, cần thiết phải tiến hành sửa đổi bổ sung và hoàn thiện pháp luật về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Việc áp dụng pháp luật bình đẳng giới còn gặp nhiều khó khăn khi chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn việc thi hành. Việc thiếu các chế tài xử lý cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Việc sửa đổi các quy định của pháp luật trên cơ sở khuyến nghị của các tổ chức quốc tế vẫn chưa được triển khai.
Ngoài ra, còn gặp vướng mắc trong việc đưa các quy định vào thực tiễn thi hành. Nhiều quy định của pháp luật chỉ mang tính hình thức, khi đưa vào thực tiễn thiếu tính khả thi. Điều này khiến cho Việt Nam có một hệ thống pháp lý dày đặc tuy nhiên bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn không được cải thiện. Hiệu quả thực hiện một số quy định của pháp luật không cao.
Do văn hoá xã hội. Hiện nay, phần đông người Việt Nam vẫn còn giữ định kiến giới và chưa thể hoàn toàn loại bỏ ngay, tồn tại dưới nhiều hình thức cả trực tiếp và gián tiếp. Ngay chính bản thân phụ nữ cũng chưa nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong việc cần có những nỗ lực thay đổi để đạt được bình đẳng giới. Một số khác đã nhận thức được tuy nhiên chưa đầy đủ và toàn diện về việc quyền lợi cần phải song hành với trách nhiệm dẫn đến một số tư tưởng “nữ quyền độc hại”. Việc thay đổi nền văn hoá là công việc cần thiết nhưng cần phải có lộ trình và định hướng nhất định.
Do yếu tố con người. Mặc dù giáo dục đã được phổ cập tuy nhiên Việt Nam chưa phải là quốc gia có trình độ cao. Dân số Việt Nam đa phần đều dừng lại ở bậc trước đại học. Trình độ dân trí thấp cũng khiến cho họ không nhận thức hết được tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ cũng như Đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới còn rất thiếu về số lượng và hạn chế về kiến thức.
Do cơ sở vật chất kinh tế. Kinh tế Việt Nam đang mới đạt mức đang phát triển, Việt Nam cũng phải đối phó với thiên tai xảy ra hằng nam. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những địa phương chịu ảnh hưởng của thiên nhiên. Kinh tế yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến cho các vấn đề dân sinh không được đảm bảo. Điều đó cũng đồng thời dẫn tới việc bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại và chưa được quan tâm một cách cần thiết.
Ngoài ra, hiện nay pháp luật cũng đã có quy định lồng ghép các vấn đề về giới vào trong các quy định của pháp luật tuy nhiên việc thực hiện nội dung này thì chưa thực sự triệt để, mới chỉ có các luật, bộ luật chủ yếu như luật hôn nhân gia đình, luật lao động, bộ luật dân sự, bộ luật hình sự… Có nội dung đề cập tới bình đẳng giữa nam và nữ hoặc có quy định về bình đẳng giữa nam và nữ. Vậy nên trong thời gian tiếp theo cần thiết phải bổ sung các quy định về bình đẳng giữa nam và nữ vào trong các quy định của pháp luật nội dung cũng như bổ sung các lĩnh vực cần thiết để đảm bảo độ khái quát của pháp luật.
Cần lưu ý tới nội dung khuyến nghị hướng dẫn CEDAW chỉ đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích các quốc gia thực hiện việc bình đẳng giữa nam và nữ và không ngừng nhắc nhở các quốc gia thành viên tìm cách để mở rộng và phát triển bình đẳng giữa nam và nữ theo cách riêng của mình.
Pháp luật bình đẳng giới còn quy định chung chung, chưa cụ thể. Một số văn bản pháp luật quy định nam và nữ bình đẳng tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về trình tự thực hiện các quyền bình đẳng đó. Bên cạnh đó cũng không có quy định về ưu tiên phát triển phụ nữ để phù hợp với mục tiêu bình đẳng giữa nam và nữ hiện nay.
Việc cụ thể hoá các quy định của luật bình đẳng giới vào trong các văn bản pháp luật nội dung còn chưa triệt để. Còn thiếu các quy định ngăn chặn, xử lý tình trạng ngược đãi, phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bên cạnh đó việc chưa đưa chế tài xử lý việc các hành vi cản trở nam nữ thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ khiến cho hiệu quả thực hiện pháp luật bình đẳng giới cũng không cao.