Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Pháp luật

Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì? Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải?

  • 23/07/202423/07/2024
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/07/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngay bên ngoài của lãnh hải. Sự cần thiết của bộ phận này là để phục vụ thực thi bề hải quan, tài chính, nhập cư và vệ sinh, cũng như xác định thẩm quyền đối với trục vớt các hiện vật khảo cổ và lịch sử.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?
      • 2 2. Nguồn gốc sự ra đời của vùng tiếp giáp lãnh hải:
      • 3 3. Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải:
      • 4 4. Chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam:

      1. Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?

      Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngay bên ngoài của lãnh hải, và chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là vùng biển có vẻ ít được các quốc gia quan tâm, cho đến gần đây chỉ có khoảng 90 quốc gia xác lập vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng từ sau khi Công ước Luật Biển được thông qua đã có ngày càng nhiều quốc gia xác lập vùng biển này. Theo lý giải của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong một báo cáo năm 1992, có hai nguyên nhân chính cho xu hướng ngày:

      (i) vấn đề liên quan đến vận chuyển, mua bán chất ma túy đặt ra yêu cầu các quốc gia ven biển phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn trên biển

      (ii) sự phát triển kỹ thuật liên quan đến trục vớt cổ vật dưới nước

      Khái niệm và quy chế pháp lý đối với Vùng tiếp giáp lãnh hải đã được đề cập cụ thể trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982); theo đó:

      Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải; tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33).

      Theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, có thể hiểu: phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải bắt đầu được tính từ đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải – biên giới của quốc gia ven biển – hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng không quá 24 hải lý. Như vậy, đối với những quốc gia chỉ quy định phạm vi lãnh hải của mình rộng 3; 4 hoặc 5 hải lý, thì vùng tiếp giáp lãnh hải mà quốc gia đó được hưởng theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, có thể là 21 hải lý hoặc 20 hải lý hoặc 19 hải lý.

      2. Nguồn gốc sự ra đời của vùng tiếp giáp lãnh hải:

      Nguồn gốc sự ra đời của vùng tiếp giáp lãnh hải xuất phát từ nhu cầu kiểm soát thuế quan, chống lại các hoạt động buôn lậu và đảm bảo an ninh trên vùng biển của các quốc gia ven biển.

      – Vùng tiếp giáp lãnh hải trong tiếng Anh là Contiguous Zone.

      – Định nghĩa về vùng tiếp giáp lãnh hải trong tiếng anh được hiểu là:

      Xem thêm:  Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không?

      The contiguous area means the sea area outside the territorial sea and adjacent to the territorial sea; there, the coastal state exercises exclusive and restrictive jurisdiction over foreign vessels. The range of the contiguous zone shall not exceed 24 nautical miles from the baseline.

      The contiguous zone is the maritime area just outside of the territorial sea, and overlaps with the exclusive economic zone and the continental shelf. This is a sea area that seems to be of little interest to countries, until recently only about 90 countries have established contiguous zones. However, it is also noted that since the ratification of the Convention on the Law of the Sea, more and more countries have established this sea area. As explained by the Secretary-General of the United Nations in a 1992 report, there are two main reasons for the trend:

      (i) The issue of drug trafficking and trafficking requires coastal states to strengthen deterrent measures at sea.

      (ii) technical developments related to the recovery of underwater artifacts

      3. Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải:

      Công ước Luật Biển 1982 quy định, quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp lãnh hải, nhằm:

      – Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Nếu không có vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển sẽ không thể cưỡng chế trừng phạt các vi phạm của tàu thuyền vi phạm của nước ngoài khi tàu này chạy ra khỏi phạm vi lãnh hải. Đồng thời quốc gia ven biển cũng sẽ rất khó chủ động ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra khi không thể có biện pháp từ xa chống lại các tàu thuyền có ý định vi phạm. Chủ quyền của quốc gia ven biển đã chấm dứt tại ranh giới ngoài của lãnh hải, mà bên ngoài lãnh hải Công ước lại không cho phép các quốc gia có quyền trong các lĩnh vực nêu trên, do đó nếu không có vùng tiếp giáp lãnh hải, mọi hoạt động chấp pháp hải quan, nhập cư, tài chính và vệ sinh đều dừng lại tại tối đa 12 hải lý lãnh hải. Việc xác lập vùng tiếp giáp lãnh hải mở rộng tầm với của lực lượng chấp pháp do đó tăng cường khả năng truy bắt tàu thuyền vi phạm cũng như đẩy các tàu thuyền có ý định vi phạm ra xa bờ biển hơn, qua đó ngăn chặn tốt các vi phạm hơn.

      – Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

      Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển không có đầy đủ mọi quyền tài phán. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền, như: tiến hành các biện pháp kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật hay quy định của quốc gia đó về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình; trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định đối với các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó. Do vùng tiếp giáp lãnh hảivùng tiếp giáp lãnh hải, mà không có sự cho phép của quốc gia ven biển sẽ được coi là vi phạm pháp luật trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó, và vì vậy, quốc gia ven biển có quyền trừng trị sự vi phạm này. nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, nên quốc gia ven biển cũng có chủ quyền về khai thác, thăm dò các tài nguyên biển vì mục đích hòa bình ở vùng biển này. Ngoài ra, Điều 303 của Công ước Luật Biển 1982 còn quy định, đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ thì mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc.

      Xem thêm:  Không quốc tịch là gì? Quy chế pháp lý đối với người không quốc tịch?

      Quy định việc trụt vớt các hiện vật khảo cổ và lịch sử khỏi đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự chấp thuận của quốc gia ven biển sẽ được giả định dẫn đến vi phạm các quy định trong các lĩnh vực nêu trong Điều 33 trong lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia ven biển. Như vậy để bảo vệ các cổ vật này trước việc trục vớt và mua bán không phù hợp, Công ước trao cho quốc gia ven biển quyền đối với việc trục vớt các cổ vật này. Cũng lưu ý rằng Điều 303 cũng quy định rằng quyền của quốc gia ven biển không ảnh hưởng đến các quyền của chủ sở hữu cổ vật, luật về trục vớt hay các quy định khác về hàng hải, luật pháp và thực tiễn liên quan đến trao đổi văn hóa, cũng như các thỏa thuận quốc tế hay quy định của luật quốc tế liên quan đến bảo vệ các cổ vật này. Như vậy, quyền của quốc gia ven biển không phải là quyền sở hữu mà chỉ là quyền bảo đảm các hiện vật khảo cổ và lịch sử được trục vớt theo cách thức không ảnh hưởng đến cổ vật và quản lý tốt việc mua bán cổ vật này.

      Đối với Việt Nam, trong tuyên bố ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam đã nêu rõ:

      Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải  Việt Nam.

      Xem thêm:  Hải phận quốc gia là gì? Hải phận quốc tế là gì? Quy chế pháp lý của từng vùng?

      Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

      Tuyên bố trên của Chính phủ nước ta về vùng tiếp giáp lãnh hải, sau này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật Biên giới Quốc gia (2003) và các văn bản dưới luật khác; cho thấy, những quy định pháp lý về vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với những quy định trong Công ước Luật Biển 1982 về vùng tiếp giáp lãnh hải.

      4. Chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam:

      1. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhà nước thực hiện:

      a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

      b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

      c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

      2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng tiếp giáp lãnh hảicủa Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

      Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

      3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được kí kết theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

      4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo qui định. (Theo Luật biển Việt Nam năm 2012).

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì? Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải? thuộc chủ đề Quy chế pháp lý, thư mục Pháp luật. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      Hiện nay, do nhiều tác động từ tự nhiên mà các cấu trúc vùng biển tại mỗi quốc gia đang có sự thay đổi trong đó có những eo biển quốc tế đang được hình thành nhiều hơn. Vậy, eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      ảnh chủ đề

      Đảo là gì? Bán đảo là gì? Quần đảo là gì? Quy chế pháp lý đối với Đảo?

      Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sẽ mang những đặc điểm khác nhau về lãnh thổ, có quốc gia sẽ tiếp giáp với biển, có quốc gia sẽ không. Tuy nhiên, với quy định của Luật biển quốc tế được có hiệu lực thì mỗi quốc gia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc quy định các quy chế pháp lý về đảo, quần đảo lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

      ảnh chủ đề

      Hải phận quốc gia là gì? Hải phận quốc tế là gì? Quy chế pháp lý của từng vùng?

      Hải phận quốc gia là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn còn đang băn khoăn khi tìm hiểu về nội dung chủ quyền lãnh thổ. Để giải đáp cho những băn khoăn đó mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Đơn vị sự nghiệp có thu là gì? Quy chế pháp lý đối với đơn vị sự nghiệp có thu?

      Những đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động khác với những loại hình xã hội thông thường, những đơn vị này có nguồn thu sự nghiệp, mặc dù được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nó mang tính xã hội cùng những đặc Điểm khác. Vậy đơn vị sự nghiệp có thu là gì?

      ảnh chủ đề

      Không quốc tịch là gì? Quy chế pháp lý đối với người không quốc tịch?

      Mỗi công dân khi sinh ra sẽ đều mang những quốc tịch nhất định. Hiện nay vẫn tồn tại những con người không mang cho mình một quốc tịch nào cả, bời những lí do đặc biệt khác nhau. Vậy quy chế pháp lý của Việt Nam đối với những người này là gì? Tại bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề này.

      ảnh chủ đề

      Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển?

      Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.

      ảnh chủ đề

      Lãnh hải là gì? Quy định về chủ quyền quốc gia với lãnh hải?

      Việc Tranh chấp trên biển hiện đang là một vấn đề nóng của Việt Nam, từ vụ giàn khoan của Trung Quốc, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đến vụ ngư dân Việt Nam bị các quốc gia khác bắt khi đang đánh cá, luôn được bạn đọc quan tâm.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh theo quy định taị Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?
      • Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài không?
      • Điều kiện thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà đất
      • Mượn tài sản người khác mà không trả có bị phạt tù không?
      • Cách xác định mã số hàng hóa và khai báo trên tờ khai hải quan
      • Nghỉ giải lao là gì? Quy định giờ nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu?
      • Thời hạn được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
      • Hứa mua hứa bán là gì? Mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán?
      • Thủ tục kết hôn người Công giáo? Thủ tục hôn nhân Công giáo?
      • Hạn ngạch thuế quan là gì? Quy định về hạn ngạch thuế quan?
      • Tiêu chuẩn xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, toàn quốc
      • Bố mẹ tặng cho, sang tên sổ đỏ cho con có lấy lại được không?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      Hiện nay, do nhiều tác động từ tự nhiên mà các cấu trúc vùng biển tại mỗi quốc gia đang có sự thay đổi trong đó có những eo biển quốc tế đang được hình thành nhiều hơn. Vậy, eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      ảnh chủ đề

      Đảo là gì? Bán đảo là gì? Quần đảo là gì? Quy chế pháp lý đối với Đảo?

      Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sẽ mang những đặc điểm khác nhau về lãnh thổ, có quốc gia sẽ tiếp giáp với biển, có quốc gia sẽ không. Tuy nhiên, với quy định của Luật biển quốc tế được có hiệu lực thì mỗi quốc gia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc quy định các quy chế pháp lý về đảo, quần đảo lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

      ảnh chủ đề

      Hải phận quốc gia là gì? Hải phận quốc tế là gì? Quy chế pháp lý của từng vùng?

      Hải phận quốc gia là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn còn đang băn khoăn khi tìm hiểu về nội dung chủ quyền lãnh thổ. Để giải đáp cho những băn khoăn đó mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Đơn vị sự nghiệp có thu là gì? Quy chế pháp lý đối với đơn vị sự nghiệp có thu?

      Những đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động khác với những loại hình xã hội thông thường, những đơn vị này có nguồn thu sự nghiệp, mặc dù được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nó mang tính xã hội cùng những đặc Điểm khác. Vậy đơn vị sự nghiệp có thu là gì?

      ảnh chủ đề

      Không quốc tịch là gì? Quy chế pháp lý đối với người không quốc tịch?

      Mỗi công dân khi sinh ra sẽ đều mang những quốc tịch nhất định. Hiện nay vẫn tồn tại những con người không mang cho mình một quốc tịch nào cả, bời những lí do đặc biệt khác nhau. Vậy quy chế pháp lý của Việt Nam đối với những người này là gì? Tại bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề này.

      ảnh chủ đề

      Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển?

      Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.

      ảnh chủ đề

      Lãnh hải là gì? Quy định về chủ quyền quốc gia với lãnh hải?

      Việc Tranh chấp trên biển hiện đang là một vấn đề nóng của Việt Nam, từ vụ giàn khoan của Trung Quốc, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đến vụ ngư dân Việt Nam bị các quốc gia khác bắt khi đang đánh cá, luôn được bạn đọc quan tâm.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh theo quy định taị Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

      Xem thêm

      Tags:

      Quy chế pháp lý

      Vùng tiếp giáp lãnh hải


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      Hiện nay, do nhiều tác động từ tự nhiên mà các cấu trúc vùng biển tại mỗi quốc gia đang có sự thay đổi trong đó có những eo biển quốc tế đang được hình thành nhiều hơn. Vậy, eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?

      ảnh chủ đề

      Đảo là gì? Bán đảo là gì? Quần đảo là gì? Quy chế pháp lý đối với Đảo?

      Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sẽ mang những đặc điểm khác nhau về lãnh thổ, có quốc gia sẽ tiếp giáp với biển, có quốc gia sẽ không. Tuy nhiên, với quy định của Luật biển quốc tế được có hiệu lực thì mỗi quốc gia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc quy định các quy chế pháp lý về đảo, quần đảo lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

      ảnh chủ đề

      Hải phận quốc gia là gì? Hải phận quốc tế là gì? Quy chế pháp lý của từng vùng?

      Hải phận quốc gia là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn còn đang băn khoăn khi tìm hiểu về nội dung chủ quyền lãnh thổ. Để giải đáp cho những băn khoăn đó mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Đơn vị sự nghiệp có thu là gì? Quy chế pháp lý đối với đơn vị sự nghiệp có thu?

      Những đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động khác với những loại hình xã hội thông thường, những đơn vị này có nguồn thu sự nghiệp, mặc dù được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nó mang tính xã hội cùng những đặc Điểm khác. Vậy đơn vị sự nghiệp có thu là gì?

      ảnh chủ đề

      Không quốc tịch là gì? Quy chế pháp lý đối với người không quốc tịch?

      Mỗi công dân khi sinh ra sẽ đều mang những quốc tịch nhất định. Hiện nay vẫn tồn tại những con người không mang cho mình một quốc tịch nào cả, bời những lí do đặc biệt khác nhau. Vậy quy chế pháp lý của Việt Nam đối với những người này là gì? Tại bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề này.

      ảnh chủ đề

      Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển?

      Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.

      ảnh chủ đề

      Lãnh hải là gì? Quy định về chủ quyền quốc gia với lãnh hải?

      Việc Tranh chấp trên biển hiện đang là một vấn đề nóng của Việt Nam, từ vụ giàn khoan của Trung Quốc, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đến vụ ngư dân Việt Nam bị các quốc gia khác bắt khi đang đánh cá, luôn được bạn đọc quan tâm.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch

      Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài.

      ảnh chủ đề

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh

      Quy chế pháp lý của hộ kinh doanh theo quy định taị Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ