Vùng chuyên canh là gì? Các vùng chuyên canh nông nghiệp? Việc tìm hiểu về các vùng chuyên canh sẽ cho chúng ta thấy những lợi ích lớn mà việc khai thác đúng cách các vùng chuyên canh mang lại. Từ những con số biết nói trong thời gian năm 2022 đến nay cho thấy, vùng chuyên canh đem lại thu hoạch lớn, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Vùng chuyên canh là gì?
Vùng chuyên canh là một trong những khu vực được quy hoạch nhằm phát triển nông nghiệp đem lại những hiệu quả tích cực. Việc xây dựng vùng chuyên canh tại Việt Nam – một quốc giá nông nghiệp đã mang lại nhiều thành tựu đáng khích lệ. Dự tính các dự thảo xây dựng vùng chuyên canh được đề xuất với mục tiêu tối ưu hóa lợi ích từ các vùng chuyên canh này. Vậy, vùng chuyên canh là gì, những đặc điểm mà một vùng chuyên canh mang lại là gì?
1.1. Vùng chuyên canh là gì?
Vùng chuyên canh là một khu vực tập trung phát triển một hoặc một vài loài cây trồng nhằm chú trọng tập trung vào loại cây trồng phát triển nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả sản phẩm sau thu hoạch.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam ta có khá nhiều các khu vực quy hoạch thành vùng chuyên canh, và hiện vẫn có một số dự án đang được đề xuất quy hoạch một số khu vực trở thành vùng chuyên canh. Vùng chuyên canh hiện nay nước ta chia thành các vùng chuyên canh bao gồm: Vùng chuyên canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên; Vùng chuyên canh cây chè ở các tỉnh trung du; Vùng chuyên canh cây cao su ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; Vùng chuyên canh lúa nước ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và một số vùng chuyên canh khác.
Các vùng chuyên canh thường được gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, điều kiện tự nhiên khác. Các sản phẩm tạo ra sẽ được cung cấp ra thị trường ngoài vùng.
Vùng chuyên canh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhờ các vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung, số lượng lớn. Cùng với đó, việc áp dụng các khoa học, công nghệ hiện đại vào những địa điểm này sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và mang lại một hiệu quả tuyệt vời hơn. Khi tạo ra một vùng chuyên dụng, đội ngũ lao động cũng được chuyên môn hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc sản xuất nông nghiệp hơn.
Bên cạnh đó, vùng chuyên canh cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho chúng ta, từ sâu bệnh, thiên tai, điều kiện tự nhiên bên ngoài không thuận lợi sẽ mang đến những hậu quả to lớn. Do đó, chúng ta cần có những chiến lược, chính sách chiến đấu hiệu quả với những thách thức này để mang lại lợi ích tốt nhất từ các vùng chuyên canh nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm vùng chuyên canh:
Để nhận biết một vùng chuyên canh rất đơn giản, dưới đây là các đặc điểm nhận biết của một vùng chuyên canh “chính hiệu”:
– Thứ nhất, dựa vào tổng sản phẩm của các ngành trong vùng.
– Thứ hai, tỷ trọng của ngành chuyên canh trong tổng sản phẩm của vùng so với tỷ trọng của chính ngày ấy trong tổng sản phẩm cả nước
– Thứ ba, tỷ trọng sản phẩm xuất khỏi vùng so với tổng sản phẩm của ngành trong vùng
– Thứ tư, tỷ trọng của ngành chuyên canh trong toàn bộ các ngành nông nghiệp của vùng.
Dựa vào các con số thống kê từ những dữ liệu này, chúng ta sẽ nhận ra đó có phải là vùng chuyên canh không, đó là vùng chuyên canh gì.
2. Các vùng chuyên canh nông nghiệp:
Hiện nay, tại Việt Nam có các vùng chuyên canh sau:
2.1. Vùng chuyên canh cà phê:
Vùng chuyên canh cà phê được xây dựng ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Tây Nguyên chính là vùng chuyên canh hàng đầu cả nước về cà phê. Với ưu đãi từ thiên nhiên, nơi này có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê.
Theo thông tin từ Sở Công Thương, số liệu niên vụ cà phê 2021 – 2022 cho thấy tổng sản lượng ước đạt hơn 526.000 tấn chỉ ở Đắk Lắk, tăng hơn 17.800 tấn so với niên vụ trước.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh này đạt hơn 810 triệu USD chiếm tới 21% tỉ trọng cả nước.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, các cơ quan chức năng cũng đánh giá rằng hình thức tổ chức còn rời rạc, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nhiều hạn chế khác, xong vẫn phải khẳng định rằng, nhờ quy hoạch vùng chuyên canh, cà phê đã được sản xuất ra với số lượng lớn.
2.2. Vùng chuyên canh cây chè:
Vùng chuyên canh cây chè được xây dựng ở khu vực các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh nổi bật trong vùng chuyên canh cây chè phải kể đến như Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái,…
Theo số liệu từ UBND Tỉnh Thái Nguyên, vùng chuyên canh lớn này thu về trên 260.000 tấn chè đạt 1.000 tỷ đồng trong năm 2022. Trong khi đó, tổng giá trị sản phẩm chè cả nước ước tính đạt 12.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng tập trung tạo lên các vùng chuyên canh đã tạo lên nhiều giá trị tích cực.
2.3. Vùng chuyên canh cây cao su:
Vùng chuyên canh cây cao su ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, vùng đất Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung cũng được quy hoạch vùng chuyên canh cây cao su. Các khu vực này có đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ tạo điều kiện thích hợp để phát triển cây cao su.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 2,14 triệu tấn cao su thiên nhiên, mang lại kim ngạch xuất khẩu kỷ lục chạm mốc 3.31 tỷ USD. Trong đó vùng chuyên canh Đông Nam Bộ đóng tốt vai trò đầu tàu phát triển của cả nước.
Theo báo Đồng Nai, tổng công ty Đồng Nai năm 2022 khai thác được 29.250 tấn cao su thu vế hơn 1000 tỷ đồng. Các tỉnh thuộc vùng chuyên canh cao su tại Việt Nam nổi bật với Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,… đem lại nhiều thành tựu tích cực dù năm 2022 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch covid.
2.4. Vùng chuyên canh lúa nước:
Vùng chuyên canh lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng chuyên canh khác. Với diện tích đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, điều kiện thiên nhiên rất thích hợp để phát triển cây lúa nước, Đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa lúa lớn nhất cả nước hiện nay.
Năm 2022, theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa thu hoạch đạt 42,66 triệu tấn gạo trên cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 77,2% sản lượng lúa hè thu được của cả nước cho thấy sự phát triển của các vùng chuyên canh mạnh mẽ như nào. Mặc dù hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long đang có dấu hiệu đất nhiễm mặn, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng từ bão lũ,… tạo lên nhiều cản trở cho sự phát triển lúa nước ở khu vực vùng chuyên canh lúa nước lớn nhất cả nước này.
3. Hiện trạng xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay:
Thời điểm năm 2021, báo VnEconomy đưa tin về vấn đề triển khai 5 vùng chuyên ngành nông sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang gấp rút xây dựng đề án thí điểm phát triển 5 vùng chuyên canh nguyên liệu nông sản trên cả nước thực hiện thí điểm trong 5 năm.
Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đề án đã được phê duyệt với tổng vốn hơn 1500 tỷ đồng. Đề án thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu phát triển chanh leo, dứa, xoài tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình. Chuyên canh gỗ rừng trồng tại các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung. Chuyên canh cây ăn quả tại vùng Đồng Tháp Mười. Chuyên canh lúa nước tại khu vực Tứ giác Long Xuyên. Khu vực chuyên canh cà phê tại Gia Lai – Đắc Lắc.
Mỗi vùng chuyên canh nguyên liệu này sẽ ứng với một đề án riêng, phù hợp với đặc trưng từng vùng. Người nông dân đóng góp công sức, doanh nghiệp ban đầu sẽ đóng vai trò then chốt dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, cam kết bao tiêu sản phẩm, đầu tư vật tư sản xuất. Địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng để nạo vét kênh mương, hỗ trợ trang thiết bị, máy móc cho hợp tác xã. Vận động người dân, khuyến nông, đưa ra nhiều chính sách nhằm đảm bảo gây dựng thành công các vùng chuyên canh trong dự án mới nhằm thúc đẩy phát triển ngành nông lâm Việt Nam.
Bên cạnh đó, các vùng chuyên canh khác cũng cần được phát huy và khắc phục những hạn chế mà mình đang vướng phải.
Điện Biên Phủ là một trong những tỉnh đã xây dựng vùng chuyên canh cây trồng và vâth nuôi giúp nâng cao đời sống người dân, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Các vùng chuyên canh xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên Phủ, ngay từ những năm đầu xây dựng, UBND Tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển nông nghiệp. Có chủ trương đúng đắn, có cơ chế cho người dân và doanh nghiệp, thu hút lao động,… đã giúp tỉnh đạt được nhiều thành tích tích cực.
Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, tính đến tháng 6 năm 2023, toàn Điện Biên Phủ đã thu được 20.000 ha lúa hai vụ, 23.878 ha ngô, 2.640 ha cà phê, 5.010 ha cao su, 2.096 ha mắc ca, 3.982 ha cây ăn quả, 630,31 ha chè cùng nhiều thành tựu về chăn nuôi.
Từ những con số cho thấy, việc biết cách ứng dụng và khai thác vùng chuyên canh sẽ giúp người dân thu hoạch được nhiều sản phẩm hơn, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân.