Đương sự có quyền khởi kiện, yêu cầu trong một vụ việc dân sự có tranh chấp hoặc không tranh chấp. Để hiểu hơn về vụ việc dân sự là gì? Vụ án dân sự là gì? Phân biệt điểm khác nhau? Thì bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc bài viết cụ thể:
Mục lục bài viết
1. Vụ việc dân sự là gì?
Việc dân sự tức là các bên không có tranh chấp với nhau tuy nhiên có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, công nhận… một số vấn đề và Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó. Vậy việc dân sự xảy ra khi thỏa mãn cả ba yếu tố sau: các bên không có tranh chấp với nhau; có đơn yêu cầu; Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.
Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.
Vụ việc dân sự bao gồm: vụ án dân sự và việc dân sự.
Trường hợp là vụ án dân sự khi: Có tranh chấp giữa các bên; có hành vi khởi kiện ra Tòa án; Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó; các bên không có tranh chấp với nhau; có đơn yêu cầu; Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.
2. Vụ án dân sự là gì?
Tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự có đề cập đến vụ án dân sự, theo đó các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ án dân sự. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Theo quy định tại điều 63
Điều 63. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp
– Chủ thể của vụ án dân sự: từ khái niệm vụ án dân sự chúng ta có thể thấy chủ thể ở đây chính là các cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự.
– Thủ tục giải quyết vụ án dân sự: được quy định rõ tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, giải quyết một vụ án dân sự được thực hiện theo chế độ 2 cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Ngoài cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, pháp luật còn quy định một thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể các thủ tục qua các bài viết sau:
+Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
+Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm
+Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
3. Các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự:
Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có đủ các điều kiện sau:
Một là, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Hai là, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thẩm quyền của Tòa án được xác định chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện.
Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Cụ thể:
(1) Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015;
(2) Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015;
(3) Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015;
(4) Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40 BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận;
(5) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó;
(6) Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định.
Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đinh sẽ áp dụng các quy định trong
Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.
Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Bốn là, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện này nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;
(2) Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ;
(3) Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn;
(4) Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu;
(5) Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì người khởi kiện mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.
4. Phân biệt điểm khác nhau:
Việc dân sự và vụ án dân sự được phân biệt cụ thể theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
– Dấu hiệu pháp lý cơ bản nhất để phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự là yếu tố có tranh chấp hay không. Việc dân sự không có tranh chấp xáy ra còn vụ án dân sự có tranh chấp xảy ra.
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Còn vụ án dân sự Là vấn đề giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
– Việc dân sự là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ còn đối với vụ án dân sự là vấn đề giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
– Việc dân sự là yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn vụ án dân sự do tòa án xét xử.
– Việc dân sự thì trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh, giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu còn đối với vụ án dân sự thì trình tự, thủ tục nhiều, phức tạp, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự, thời gian giải quyết kéo dài, giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.
– Lệ phí của việc dân sự rẻ hơn còn vụ án dân sự thì ngoài án phí thông thường ra còn phụ thuộc vào phấn trăm giá trị tài sản tranh chấp.
– Ví dụ về việc dân sự thì yêu cầu về thủ tục nhận cha con còn vụ án dân sự là giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế.
– Các loại việc dân sự thì tại Điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật tố tụng dân sự, còn vụ án dân sự theo các điều 25, 27, 29 và 31 Bộ luật tố tụng dân sự
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.