Như chúng ta đã biết hiện nay các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển rất nhiều kèm theo đó là thách thức lớn đối với công tác quản lý các khu kinh tế hiện nay cũng gặp rất nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay một trong số các cơ quan có thẩm quyền đó là vụ quản lý các khu kinh tế. vậy Vụ Quản lý các khu kinh tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Vụ Quản lý các khu kinh tế là gì?
Khi nhắc tới vụ Quản lý các khu kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước về khu kinh tế bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và đây còn được xem là đầu mối giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật và theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
2. Vị trí và chức năng của vụ quản lý các khu kinh tế:
Điều 1. Vị trí và chức năng
” Vụ Quản lý các khu kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao) và các đầu mối giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật và theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.”
Như vậy thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, hiện nay kinh tế phát triển, khi kinh tế thành lập khá nhiều nên việc quản lý các khu kinh tế cũng gặp nhiều vấn đề, theo đó vai trò quản lý kinh tế ngày càng được quan tâm, theo đó vụ quản lý các khu kinh tế có chức năng quản lý theo quy định của pháp luật với hoạt động của khu kinh tế. Như vậy các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo.
3. Nhiệm vụ quản lý các khu kinh tế:
Quyết định số 1889/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Tham gia xây dựng và đầu mối tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế trong cả nước để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm đầu mối hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ trì kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế; làm đầu mối góp ý kiến đối với quy hoạch xây dựng khu kinh tế.
2. Làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất mô hình khu kinh tế, cơ chế, chính sách phát triển và hợp tác quốc tế liên quan đến khu kinh tế; xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về khu kinh tế; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách có liên quan theo phân công của Bộ.
3. Tham gia xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu kinh tế phù hợp với quy hoạch; tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế; tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc tổng hợp, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thực hiện công tác thẩm định liên quan đến khu kinh tế, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì thẩm định các đề án điều chỉnh, bổ sung các khu kinh tế vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế của cả nước, các đề án thành lập, điều chỉnh khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, gồm:
– Dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế ven biển;
– Dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
– Dự án có mục tiêu sản xuất trong khu kinh tế ven biển.
c) Chủ trì việc tham gia ý kiến thẩm định, góp ý kiến đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất; các dự án có mục tiêu sản xuất hoặc đa mục tiêu trong khu kinh tế ven biển không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chủ trì lập Báo cáo thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương theo chương trình mục tiêu hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
e) Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thẩm định, góp ý kiến các dự án đầu tư khác do Bộ trưởng giao.
5. Làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh, đánh giá về kết quả thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp, dự án đầu tư, việc thực hiện thủ tục đầu tư vào khu kinh tế, kết quả hoạt động của các khu kinh tế đối với những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Làm đầu mối theo dõi, đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước của các Ban quản lý khu kinh tế đối với những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Làm đầu mối tổng hợp chung kế hoạch của khu kinh tế; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình hỗ trợ ngân sách trung ương cho hạ tầng khu kinh tế từng thời kỳ theo pháp
7. Chủ trì xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống thông tin về khu kinh tế trong cả nước.
8. Làm đầu mối tham mưu cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Như vậy chúng ta thấy 9 nhiệm vụ cơ bản đưa ra như trên, trong đó các nhiệm vụ này đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là vai trò của Ban Quản lý trong thời gian qua trên các mặt công tác như: kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn, hoàn thành cơ bản một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và đưa vào khai thác, sử dụng một số tuyến đường giao thông trục chính, là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư và bước đầu đã có đóng góp cho kinh tế xã hội của tỉnh và ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, còn một số vấn đề hạn chế cần giải quyết ngay như việc huy động hỗ trợ các nguồn vốn từ Trung ương, địa phương để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung, đầu tư xây dựng các tuyến đường trục chính tại các Khu công nghiệp, khu kinh tế.
Với mục đích hoạt động của vụ quản lý khu kinh tế là nhằm rà soát, đánh giá nguyên nhân chậm phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế đồng thời có những đề xuất đến Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển trong thời gian tới.
4. Cơ cấu tổ chức của vụ Quản lý các khu kinh tế:
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 1889/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể:
” Vụ Quản lý các khu kinh tế có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; biên chế của Vụ do Bộ trưởng quyết định.”
Theo đó ta thấy, Như trên chúng tôi đã nói về nhiệm vụ, vị trí và chức năng của vụ, theo quy định trên thì cơ cấu của vụ cần thực hiện phải chặt chẽ với nhau, nhiệm vụ và trách nhiệm mới của Ban sẽ nặng nề, do đó Ban tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các địa phương để rà soát nhiệm vụ quản lý các khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Đồng thời, mong muốn tập thể Ban sẽ luôn phát huy năng lực, trí tuệ, tư duy đổi mới để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.