Người thực hiện hành vi nhét bé trai vào tủ cấp đông gây rúng động dư luận sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Trách nhiệm bồi thường như thế nào?
Sự việc gây rúng động hiện nay xảy ra vào ngày 13/8/2022, khi đối tượng N.T.G đã hành hung cháu N.H.Đ (3 tuổi) bằng hành vi cầm chiếc chày bằng kim loại (dùng để đập đá), vung mạnh một nhát trúng vào phần đầu sau cháu N.H.Đ, khiến cháu bé ngã khỏi giường, đập đầu xuống sàn nhà và khóc to. Sau đó, G đã dùng dây dù buộc, siết chặt lại phía sau gáy cháu Đ, bịt miệng, bóp cổ và đập mạnh đầu cháu xuống sàn nhà làm cháu bất tỉnh. Sau đó, G bế cháu đặt vào thùng các tông, cho vào ngăn đông của tủ lạnh rồi bỏ đi. May mắn sự việc đã được người dân phát hiện và giải cứu cháu kịp thời. Vấn đề đặt ra là với hành vi mất nhân tính như vậy, G phải chịu trách nhiệm như thế nào trước người bị hại và trước pháp luật?
Căn cứ pháp lý:
–
– Bộ luật Dân sự.
Mục lục bài viết
1. G phải chịu tội gì về hành vi của mình:
Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp này G phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt, vì các lý do sau đây:
Tại Điều 123
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
3. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
– Xét về hành vi phạm tội khách quan: Mặc dù điều luật không quy định cụ thể hành vi nhưng giết người có thể được hiểu là việc người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
Trong trường hợp này, G thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, mức độ tấn công mạnh và liên tục đối với cháu Đ như:
+ Cầm chiếc chày bằng kim loại (dùng để đập đá), vung mạnh một nhát trúng vào phần đầu Đ.
+ Dùng dây dù buộc, siết chặt lại phía sau gáy cháu Đ.
+ Bịt miệng, bóp cổ và đập mạnh đầu cháu xuống sàn nhà làm cháu bất tỉnh.
+ Đặt vào thùng các tông, cho vào ngăn đông của tủ lạnh rồi bỏ đi.
Tất cả các hành vi của G đều nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của cháu Đ. Các vị trí G tấn công cháu Đ đều là những vị trí trọng yếu, dễ gây thiệt mạng hoặc tổn thương nặng cho nạn nhân như vùng đầu, vùng gáy, cổ. Rùng rợn hơn, sau khi cháu bé đã bất tỉnh, G đã nhẫn tâm đặt cháu vào thùng các thông, cho vào ngăn đông tủ lạnh để sự việc không bị phát giác ngay và tính mạng cháu Đ cũng sẽ không thể qua khỏi. Hành vi của G là hoàn toàn mất nhân tính và có thể được xem xét tính thêm các tình tiết tăng nặng của tội giết người như:
+ Giết người dưới 16 tuổi: Đối tượng mà G thực hiện hành vi tội phạm là trẻ em, là đối tượng yếu thế, cần được bảo vệ đặc biệt vì chưa có khả năng tự vệ khi bị tấn công.
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Mặc dù sau khi thực hiện một loạt các hành vi tấn công, G biết cháu Đ chưa chết nhưng cố tình đặt cháu Đ vào tủ đông (nhiệt độ 0 độ C) để cháu đau đớn, sợ hãi trước khi chết. Hành vi của G là rất dã man, cần phải kịch liệt lên án để tránh các sự việc đau lòng tương tự xảy ra.
+ Có tính chất côn đồ: Theo
Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quyệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ”.
Trong trường hợp này, chỉ vì lý do nhỏ nhặt là cháu Đ đòi chơi cùng mà G nổi máu côn đồ, ra tay hành hung nhằm tước đoạt tính mạng của cháu.
– Xét về hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội giết người được xác định là hậu quả chết người. Việc cháu Đ không chết nằm ngoài dự tính của hung thủ, do đó, G có thể bị xem xét bị kết án về tội giết người chưa đạt.
Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phạm tội chưa đạt như sau:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
– Xét về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hậu quả cháu Đ bị hành hung suýt mất mạng có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi của G.
– Xét về yếu tố lỗi: Lỗi của G trong trường hợp này là cố ý trực tiếp.
– Chủ thể: G sinh năm 1997, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội. Bên cạnh đó, nếu G có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì chắc chắn sẽ phải chịu tội trước pháp luật
– Hình phạt: Trong trường hợp này, G có khả năng bị xử phạt theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, tức là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp này, G phạm tội giết người chưa đạt. Do đó, khi xem xét để quyết định hình phạt của G, có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2019 như sau:
“3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Như vậy, mức hình phạt cao nhất G có thể phải chịu là 20 năm tù, đồng thời có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
2. G phải chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào đối với người bị hại:
Bên cạnh trách nhiệm hình sự, G phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường các thiệt hại về sức khỏe đối với cháu Đ như được quy định tại Điều 590
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng