Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập giữa các nước với nhau, kinh tế đối ngoại là một vấn đề được quan tâm phát triển hàng đầu bởi những lợi ích cả về kinh tế và về hữu nghị giữa các nước với nhau. Cùng bài viết tìm hiểu về vụ kinh tế đối ngoại.
Mục lục bài viết
1. Vụ kinh tế đối ngoại là gì?
Khi chúng ta nhắc tới vụ kinh tế đối ngoại là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tổng hợp kinh tế đối ngoại, quản lí nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức vốn vay ưu đãi, viện trợ phi chính phủ nước ngoài, quan hệ đối ngoại với các đối tác nước ngoài;
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác phát triển kinh tế – xã hội với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, hội nhập kinh tế quốc tế, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng các sáng kiến hợp tác khu vực khác thuộc phạm vi quản lí của Bộ.
2. Nhiệm vụ của vụ kinh tế đối ngoại:
1. Nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước, qui hoạch vùng lãnh thổ, kế hoạch 5 năm và hằng năm về những nội dung liên quan tới lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm: kinh tế đối ngoại tổng hợp, vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác giữa Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, hội nhập kinh tế quốc tế, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), các sáng kiến hợp tác khác.
3. Chủ trì soạn thảo định hướng, chiến lược trong lĩnh vực hợp tác phát triển; soạn thảo và hướng dẫn các văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực kinh tế đối ngoại được giao, bao gồm quản lí nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các lĩnh vực liên quan khác.
4. Phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp kinh tế đối ngoại phục vụ lãnh đạo Bộ, Chính phủ và các cơ quan cấp trên.
5. Làm đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lí nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
6. Thực hiện nhiệm vụ Tổ phó Tổ Thư kí giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ.
7. Thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lí của Bộ.
8. Về hợp tác với Lào và Cam-pu-chia:
a) Giúp Bộ trưởng làm nhiệm vụ thường trực, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào; làm nhiệm vụ Thư kí Ủy ban hợp tác Việt Nam – Lào.
Chuẩn bị các Chiến lược, Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kí thuật giữa Việt Nam và Lào, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và giữa Việt Nam với Campuchia trên cơ sở các Chiến lược, Hiệp định, Thỏa thuận và Biên bản đã được kí kết.
b) Nghiên cứu, tổng hợp cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn, 5 năm và hàng năm về các hoạt động hợp tác kinh tế, văn ho và khoa học kĩ thuật với Lào;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và định kì báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp tác với Lào; đôn đốc việc triển khai các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Vương quốc quốc Cam-pu-chia.
c) Làm nhiệm vụ thường trực giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban điều phối Việt Nam về Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực Tam giác ba nước;
Soạn thảo các chương trình, nội dung hợp tác, phối hợp hoạt động giữa ba nước Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận đã kí kết.
9. Về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và một số sáng kiến hợp tác khác:
a) Thực hiện nhiệm vụ điều phối viên quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và một số sáng kiến hợp tác khác;
b) Thực hiện nhiệm vụ Thư kí thường trực quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
10. Về hội nhập quốc tế và hợp tác song phương:
a) Đầu mối về hội nhập quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao;
b) Chủ trì, làm đầu mối tham gia các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế.
c) Theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ hội nhập quốc tế của các đơn vị trong Bộ.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Như chúng ta đã biết với việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại mang lại lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, mở rộng thị trường ra bên ngoài, đồng thời góp phần phát triển thị trường trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nước ta sẽ khai thác được các nguồn lực bên ngoài vô cùng quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Bên cạnh đó kinh tế đối ngoại còn Tạo điều kiện khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh, các nguồn lực trong nước, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vậy nên vụ kinh tế đối ngoại phải thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách nghiêm chỉnh và hiệu quả nhất để nnag cao giá trị kinh tế cho đât nước và với hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế thì việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tư mà trong nước không thể cung cấp với giá tương ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tưởng từ những nước phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trường vốn và hàng hóa quốc tế có thể giúp chúng ta giải quyết một số hạn chế cố hữu để tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Như vậy ta thấy đây là lợi ích tiềm năng và nó có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ với kinh nghiệm của những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là phải kết hợp tốt giữa việc mở cửa tự do hóa với việc duy trì mức tiết kiệm – đầu tư cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nước tốt.
3. Chức năng của vụ kinh tế đối ngoại:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Vụ Kinh tế đối ngoại là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tổng hợp kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, viện trợ phi chính phủ nước ngoài, quan hệ đối ngoại với các đối tác nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ hợp tác phát triển kinh tế – xã hội với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, hội nhập kinh tế quốc tế, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), các sáng kiến hợp tác khu vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Như vậy thống qua quy định này ta thấy pháp luật việt Nam quy định về chức năng của vụ kinh tế đối ngoại rất cụ thể và chi tiết, hiện nay với sự phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những định hướng lớn của nền kinh tế Việt Nam. Với nền tảng là một nước nông nghiệp lạc hậu, giải pháp để phát triển đất nước trong xu thế chung toàn cầu hóa chính là mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại thông qua tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong từng giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn thực hiện đường lối đối ngoại và kinh tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo để góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.