Trong cuộc sống ngày nay, nhiều cá nhân đã không từ mọi thủ đoạn, đặt điều hoặc loan truyền những thông tin không đúng sự thật về ai đó nhằm mục đích gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm đến người đó. Vậy vu khống là gì?
Mục lục bài viết
1. Vu khống là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa quy định cụ thể về khái niệm vu khống là gì. Bởi lẽ hành vi vu khống được thể hiện qua các hành vi cụ thể để xem xét có đủ yếu tố để cấu thành tội vu khống hay chưa. Theo quan điểm của tác giả đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì vu khống có thể hiểu như sau:
“Vu khống là hành vi cố ý đưa tin hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật với các nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cá nhân nào đó. Mục đích của hành vi này nhằm làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ từ đó trục lợi cho bản thân. Hành vi này được thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau như: truyền miệng, đăng tin lên mạng xã hội, các thông tin đại chúng hoặc qua thư tố giác…”
Vu khống tiếng Anh dịch sang tiếng Anh có nghĩa là: Slander
2. Các yếu tố cấu thành tội vu khống:
Một người bị coi là có tội hay cụ thể là tội vu khống theo Bộ luật hình sự thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét qua 04 yếu tố cấu thành của tội danh để xem cá nhân đó đã có đủ cơ sở để áp dụng khung hình phạt đó hay chưa. Cụ thể đối với tội vu khống sẽ có các yếu tố cầu thành sau đây:
Thứ nhất, mặt khách quan
Mặt khách quan được xác định là một trong những yếu tố, những phương diện quan trọng trong cấu thành tội phạm, là những biểu hiện rõ ràng nhất mà tội phạm thể hiện ra bên ngoài, là cơ sở ban đầu và rõ ràng nhất để nhận biết một tội phạm trong mối liên hệ với thế giới khách quan. Mặt khách quan của một tội phạm được thể hiện thông qua hành vi phạm tội, hậu quả của hành vi phạm tội và những yếu tố hỗ trợ việc thực hiện hành vi phạm tội như công cụ, phương tiện, thời điểm phạm tội, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trong Tội vu khống, mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện như sau:
Một, về hành vi
Khi người nào thực hiện các hành vi cụ thể sau đây sẽ được xem là có dấu hiệu cấu thành tội vu khống.
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Bịa đặt ở đây được hiểu là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật, họ tự hiểu theo cách hiểu một cách sai lệch dù biết đó những thông tin không có thật và biết sẽ ảnh hưởng không tốt đến cá nhân hay tổ chức đó. Và nghiêm trọng hơn là sử dụng những thông tin đó loan truyền khắp mọi nơi bằng nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua thông tin đại chúng, đặc biệt là qua mạng xã hội Facebook một phương tiện lang truyền rất nhanh chóng và hiệu quả…
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Đây là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tố cáo những cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như: Công an, Viện kiểm sát…về một người hay tổ chức khác phạm tội mà hoàn toàn không có thực. Trong trường này cần lưu ý là người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn cố ý tố giác.
Hai, về hậu quả
Hậu quả của hành vi này có thể có hoặc không. Tùy theo mức độ lan truyền và thông tin lang truyền. Tuy nhiên, khả năng gây ra hậu quả do hành vi bị đặt, vu khống đều có thể xảy ra. Và thiệt hại thường thấy nhất trong hành vi này chính là thiệt hại về tinh thần, danh dự đối với người bị vu khống.
Hành vi của người phạm tội nêu trên đã làm hạ thấp phẩm giá, giá trị của người khác, làm cho họ nhục nhã, xấu hổ trước nhiều người hoặc trở thành người bị tình nghi phạm tội, làm cho uy tín hay danh dự mà họ bị ảnh hưởng, từ đó, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của họ. Đồng thời, những thông tin mà người phạm tội đưa ra và loan truyền nhằm xúc phạm người khác là không có căn cứ, là trái với sự thật nhưng không phải ai khi tiếp nhận nguồn thông tin này cũng biết được đó là thông tin sai sự thật và tin tưởng vào nó. Và chính từ những hành vi loan truyền thế này mà nhiêu hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra trên thực tế. Bởi lẽ danh dự và nhân phẩm của mỗi người đều rất quan trọng, một khi bị xúc phạm và bị nhiều người biết đến mặc dù là không đúng nhưng đều sẽ ảnh hưởng đến tình thần của bản thân, nghiêm trọng hơn là bị trầm cảm và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tự sát…
Tuy nhiên, không phải việc loan truyền nào cũng bị coi là phạm tội, mà trong trường hợp việc loan truyền này đúng sự thật về cá nhân đó nhưng không nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng hay gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thì cũng không cấu thành nên tội vu khống. Hay một người bị tố cáo lên
Thứ hai, khách thể
Mặt khách thể của hành vi chính là các quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội đã hướng đến và xâm phạm. Và đối với tội vu khống thì mặt khách thể chính là sửa xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của con người
Thứ ba, chủ thể
Theo quy định của pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi này là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Thứ tư, mặt khách quan
Nếu mặt khách quan là những yếu tố, phương diện thể hiện ra bên ngoài thì mặt chủ quan được biết đến là những phương diện nội tại bên trong cấu thành tạo nên một tội phạm. Nội dung mặt chủ quan thường được xác định thông qua các yếu tố lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và diễn biến tâm lý của người phạm tội, và đây được xác định là những yếu tố không dễ xác định, khó nhận biết khi xác định một tội phạm.
Mặt khách quan của hành vi này là người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Nhằm mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Động cơ của người phạm tội: Người thực hiện hành vi vu khống người khác thường xuất phát từ động cơ là sự thù hằn, ganh ghét hay những mâu thuẫn giữa người này với người bị vu khống, hoặc xuất phát từ những tổn thương mà người bị vu khống đã gây ra cho người thực hiện hành vi vu khống.
3. Mức xử phạt tội vu khống theo quy định Bộ Luật hình sự:
Căn cứ theo Điều 156 của
Thứ nhất, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;
- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên 78;
- Làm nạn nhân tự sát.
Lưu ý: Ngoài ra trong một số trường hợp còn thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị cốt lõi làm nên giá trị của một con người. Do vậy, hành vi vu khống nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành của Tội vu khống theo quy định của
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;