Như chúng ta thấy hiện nay với một dự án đầu tư cụ thể nào đó thì việc giám sát và thẩm định dự án đầu tư là một trong những quy định bắt buộc của pháp luật đề ra với một số dự án theo quy định, thông qua giám sát và thẩm định sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả và đánh giá tốt hơn các yếu tố của dự án.
Mục lục bài viết
1. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư chúng ta hiểu đây là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư; thẩm định, thẩm tra và đánh giá dự án đầu tư.
2. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư:
2.1. Nhiệm vụ của vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư:
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Chủ trì nghiên cứu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giám sát, đánh giá, thẩm định đầu tư; hướng dẫn về nghiệp vụ thẩm định, giám sát và đánh giá đầu tư.
2. Là đầu mối tổng hợp công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc theo quy định. Chủ trì thực hiện kiểm tra tổng thể đầu tư các bộ, ngành, địa phương theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
3. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định các chương trình, dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng.
4. Chủ trì tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư: dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công (trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định); Theo phân công của Bộ trưởng, chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư.
5. Chủ trì thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng nghiệp vụ thẩm định, giám sát, đánh giá đầu tư.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Như vậy chúng ta có thể thấy có các nhiệm vụ của vụ giám sát và thẩm định đầu tư cụ thể, dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Theo đó chúng ta thấy với việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tiến hành thông qua 5 phương pháp chính cụ thể đó là phương pháp thẩm định trình tự và phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro và với mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận riêng, hàm chứa phương thức vận dụng riêng.
Thông qua đó ta thấy vai trò của việc thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giúp cho cơ quan nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra quyết định đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án cụ thể như giúp nhà nước xác định được những thuận lợi, không thuận lợi của dự án để đưa ra các biện pháp khai thác, khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật với quy ước quốc tế. bên cạnh đó còn giúp nhà nước kiểm tra, kiểm soát dự án có tuân thủ đầy đủ theo pháp luật hay không, ngăn chặn được những dự án xấu và không bỏ sót dự án tốt và giúp Nhà nước đánh giá được tính hiệu quả, khả thi và hợp lý của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế – xã hội
Hoạt động của vụ giám sát và thẩm định đầu tư sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá tính hợp lý của dự án biểu hiện trong hiệu quả và tính khả thi ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án và đánh giá tính hiệu quả của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế xã hội, bên cạnh đó quan trọng hơn là đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng. Tính khả thi thể hiện ở việc xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý.
2.2. Cơ cấu tổ chức của vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư:
” Điều 3. Cơ cấu tổ chức
Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng; Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; biên chế của Vụ do Bộ trưởng quyết định.”
Như vậy theo quy định này ta thấy vụ giám sát và thẩm định đầu tư có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật, mỗi chức danh sẽ có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định cụ thể, Việc quản lý và giám sát thẩm định đầu tư cũng đóng vai trò to lớn nó giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Bên cạnh đó thì thẩm định dự án nhà đầu tư biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
3. Vì sao doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên thẩm định dự án đầu tư:
Chúng ta cần thực hiện thảm định dự án đầu tư vì các dư án dù được chuẩn bị, hay có thể là trước đó đã phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình dự án là đương nhiên và để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án. Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án và thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Nếu không có dựa án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển và với những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư và dự án là căn cứ để tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ , các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư, dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án.
Như vậy từ những điểu đưa ra như trên ta thấy thẩm định dự án đầu tư là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn và từ thẩm định dự án đó có thể giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không và xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.