Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Vòng xuyến là gì? Quy tắc khi đi qua vòng xuyến? Đi qua vòng xuyến có phải xi-nhan không?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Vòng xuyến là gì? Quy tắc khi đi qua vòng xuyến? Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến?

      Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, giúp cho các phương tiện luôn được lưu thông đều thì việc đặt vị trí vòng xuyến là điều hết sức cần thiết. Vì thế ở các đoạn giao nhau của nhiều tuyến đường người tham gia giao thông thường xuyên phải đi qua các vòng xuyến.

      Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy tắc đi vòng xuyến và thực hiện một cách trơn tru và tốt nhất.

      Tư vấn các quy định về tham gia giao thông qua vòng xuyến: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Vòng xuyến là gì?
      • 2 2. Quy tắc đi qua vòng xuyến:
      • 3 3. Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến:

      1. Vòng xuyến là gì?

      Vòng xuyến hay còn gọi là vòng xoay, bùng binh là ụ tròn nằm tại giao lộ mà tại đó, các phương tiện sẽ chạy theo hình vòng tròn với chiều ngược chiều kim đồng hồ. Trước chỗ giao cắt phải đặt biển báo số 303 với ý nghĩa: “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”

      2. Quy tắc đi qua vòng xuyến:

      Vòng xuyến là một nút giao thông mà mọi phương tiện khi tham gia vô đó đều phải đi theo một vòng tròn. Chính vì thế nó sẽ có các điểm xác định vào và ra. Tuy nhiên việc vào và ra khỏi vòng xuyến đối với mỗi người điều khiển xe lại khác nhau vì xuất phát điểm và đích khác nhau chia ra cụ thể như sau.

      – Điểm vào và điểm ra gần nhau: đây là dành cho những xe tham gia vào vòng xuyến với quãng đường ngắn nhất gần như là thực hiện một bước rẽ phải chuyển hướng: vậy khi tham gia vòng xuyến người điều khiển đánh xe ôm phải và đi sát mép ngoài cùng của vòng xuyến để tới lối ra gần nhất và ra khỏi vòng xuyến. Việc đi sát mép ngoài cũng giúp cho người lái xe tránh khỏi các làn xe hỗn lộn bên trong để vào và ra khỏi vòng xuyến nhanh nhất, tránh gây ùn tắc giao thông cũng như người điều khiển tiết kiệm quãng đường và thời gian tốt nhất .

      – Điểm vào và ra cách nhau 1 lối ra gần như là quãng đường ngắn thứ hai. Khi rẽ phải vào vòng xuyến các người điều khiển thực hiện đánh lái đi ở làn xe sát làn ngoài cùng gần với làn của xe có quãng đường ngắn nhất. Như vậy nếu hai xe cùng vào vòng xuyến 1 xe thoát ra ở lối ra đầu tiên sẽ đi ở làn ngoài cùng và xe thoát ra ở lối tiếp theo sẽ đi ở làn trong kế bên .

      – Điểm vào và ra cách nhau với quãng đường khoảng hai lối ra. Khi tham gia vào vòng xuyến các người điều khiển phải nhanh chóng đánh lái vào làn xe ở giữa kế bên làn xe ở lối ra thứ hai. Khi đi tới gần lối ra của mình các tài xế bật tín hiệu xin ra và nhanh chóng đánh lái để tới đường ra cần thiết, đồng thời quan sát các xe kế bên cạnh để đảm bảo an toàn .

      Với vòng xuyến nhỏ : người có thể đi thẳng qua (mà không cần bám theo bùng binh), thì không cần bật xi nhan làm gì cho xe sau hiểu nhầm. Bản chất là không thay đổi hướng đi, theo luật không cần bật tín hiệu gì. Còn nếu tại đó các bác muốn rẽ phải, rẽ trái, hoặc quay đầu thì phải bật xi nhan như bình thường.

      Với vòng xuyến lớn, nằm chắn giữa đường (không lệch hẳn về bên nào): tôi thấy có 2 trường hợp. Trường hợp 1: nếu chỉ cần rẽ phải ngay khi vừa đến chỗ giao cắt, mà không cần bám theo bùng binh, khi đó chỉ cần xi nhan phải trước khi rẽ, vì bản chất là chỉ có 1 lần chuyển hướng sang phải. Trường hợp 2: nếu cần cua một đoạn theo vòng tròn trước khi rẽ phải vào đường nhánh, thì cần phải xi nhan 2 lần, theo nguyên tắc “vào trái ra phải”: trước khi vào bùng binh thì bật xi nhan trái, và chuẩn bị ra khỏi bùng binh thì xi nhan phải.

      Xem thêm: Lỗi không xi nhan đối với ô tô và xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

      Nếu vòng xuyến lớn nằm lệch hẳn về một bên đường, thì có lẽ cũng cần đến 3 lần xi nhan. Lần 1: báo chuyển sang hướng bùng binh. Lần 2: báo vào bùng binh, và lần 3: báo ra khỏi bùng binh đi vào đường nhánh. Nếu vào và rẽ phải luôn (không ôm cua) thì cũng chỉ cần xi nhan phải là xong.

      Như vậy, với các trường hợp được chia sẻ ở trên chúng ta rút ra một quy tắc xử lý vòng xuyến đơn giản là các xe khi tham gia vòng xuyến cần xác định được mình sẽ phải thoát ra ở lối ra bao nhiêu đầu tiên hay cuối cùng. Cho dù là vòng xoay có bao nhiêu lối ra thì khi tham gia vào, tất cả người lái chỉ việc đi theo làn của lối ra nếu vòng xoay đủ rộng thì sẽ có đủ làn cho các xe như: xe ra ở lối gần nhất sẽ đi ở ngoài cùng và xe thoát ra ở lối ra cuối cùng sẽ đi ở vòng trong cùng sát mép vòng tâm vòng xoay.

      Các xe sẽ thoát ra ở các lối còn lại cứ thế mà phân chia. Tuy nhiên nếu vòng xoay không đủ độ rộng để chia làn thì các xe thoát ra ở lối gần cuối đi vào vòng trong cùng và các xe thoát ra ở lối giữa sẽ đi ở làn giữa, làn ngoài cùng vẫn giành cho các xe có điểm ra gần nhất và kế cận.

      Trong quy tắc đi vòng xuyến người điều khiển xe cần phải nắm rõ thêm đó là khi vào phải ưu tiên cho làn xe bên trái. Tức là khi mới bắt đầu tham gia vòng xoay tất cả các xe phải rẽ phải khi thấy vòng xoay, cùng lúc đó nhường đường cho các xe đang đi bên trái đã tham gia vòng xoay. Sau khi tham gia vào vòng xoay các xe sẽ đi theo vòng xoay về phía bên trái và khi cần thoát ra thì thoát ra về phía bên tay phải.

      Một lưu ý là tất cả các xe ô tô khi tham gia vào vòng xoay cũng như thoát ra khỏi vòng xoay cần phải bật xi nhan theo quy tắc vào trái và ra phải. Nếu người điều khiển không bật xi nhan hoặc bật xi nhan không đúng cách khi tham gia vòng xuyến thì cũng không bị phạt, nhưng khuyến cáo nên bật để các phương tiện xung quanh dễ nhận biết. Tuy nhiên với quy tắc vào xi nhan trái ra xi nhan phải duy nhất không áp dụng cho xe đi ở làn ngoài cùng thoát ra ở lối gần nhất vì xe này phải bật xi nhan phải.

      3. Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến:

      Luật Giao thông đường bộ hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nên về nguyên tắc chung vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

      “Điều 15. Chuyển hướng xe

      1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ

      Xem thêm: Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt? Các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản?

      2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

      3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

      4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

      Như vậy, khi bạn có nhu cầu chuyển hướng thì đều phải bật đèn xi nhan. Vòng xuyến là nơi giao nhau giữa nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau. Do đó, khi đi qua khu vực giao lộ có vòng xuyến, bạn đều phải tiến hành việc nhập vào vòng xuyến và đi ra khỏi vòng xuyến khi đến đường cần đi tiếp.

      Về nguyên tắc; khi đi qua vòng xuyến thì phải thực hiện 2 lần tín hiệu chuyển hướng báo rẽ. Lần một khi vào vòng xuyến, bạn phải bật xi nhan báo rẽ sang trái để đi sát vào vòng theo vòng xuyến. Và lần hai khi đi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan báo rẽ sang phải. Do đó, kể cả bạn có nhu cầu đi thẳng qua giao lộ thì cũng vẫn phải thực hiện việc nhập vào và đi ra khỏi vòng xuyến và cần phải bật đèn xi nhan.Luật Giao thông đường bộ hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nhưng người tham gia giao thông vẫn phải áp dụng nguyên tắc phải có tín hiệu báo khi chuyển hướng.

      Cùng với quy định này thì cũng có quy định mới về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ theo quy định nêu trên, cụ thể theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt cụ thể như sau:

      “Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
      3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
      c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

      Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
      3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      Xem thêm: Quy định về chuyển hướng xe như thế nào khi tham gia giao thông

      a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

      – Đối với xe mô tô, xe gắn máy:

      Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6).

      – Đối với xe ô tô, tương tự xe ô tô:

      Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức). (Điểm c Khoản 3 Điều 5).

        Xem thêm: Nguyên tắc là gì? Phân tích mối liên hệ giữa nguyên lý và quy tắc?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đi qua vòng xuyến

        Quy tắc

        Rẽ không xi nhan bị phạt bao nhiêu tiền


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Hướng dẫn bật đèn xi nhan đúng luật khi ra vào vòng xuyến?

        Khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc giao thông để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp người tham gia giao thông đi qua vòng xuyến thì có phải bật xi nhan không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cáchnbật đèn xi nhan đúng luật khi ra vào vòng xuyến.

        Lỗi không bật đèn xi nhan có bị tước giấy phép lái xe không?

        Vi phạm quy định giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến trong hoạt động giao thông đường bộ hiện nay. Trong đó lỗi không bật đèn xi nhan khi chuyển làn là hành vi vi phạm khá phổ biến do thói quen cũng như sơ xuất của người tham gia gia thông. Vậy khi bị xử phạt vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan thì có bị tước giấy phép lái xe không?

        Qui tắc 72 là gì? Lấy ví dụ và liên hệ thực tế quy tắc 72?

        Quy tắc 72 là gì? Trong tiếng Anh thì qui tắc 72 được biết đến với tên gọi đó chính là Rule of 72. Ví dụ và liên hệ thực tế quy tắc 72?

        Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng

        Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì?  Đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 10001:2018? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 10001:2018?

        Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

        Khái quát chung về công chứng? Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?

        Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

        Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị xử lý không?

        Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa

        Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Quy tắc xuất xứ hàng hóa?

        Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms 2010

        Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms là gì? Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2010?

        Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

        Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Involuntary manslaughter due to misconduct in professional practice or administrative rules) là gì? Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính? Phân biệt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 Bộ luật Hình sự) với tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự)?

        Luật báo chí là gì? Điều cấm trong luật báo chí và quy tắc đạo đức làm báo?

        Luật báo chí là gì? Điều cấm trong Luật Báo chí? Các quy tắc đạo đức nghề báo? Thực tiễn thực hiện quy tắc nghề báo?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ