Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại? Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở xã hội?
Ngày nay với sự gia tăng của dân số nên mật độ dân cư ngày càng cao, đặc biệt là ở các khu đô thị. Chính bởi vì thế mà việc xây dựng và phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội trở thành nhu cầu tất yếu đối với cuộc sống của người dân. Việc xây dựng nhà ở thương mại và nhà ở xã hội góp phần quan trọng đảm bảo chỗ ở và đáp ứng các điều kiện sống cơ bản của con người. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nguồn vốn cho phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội vẫn còn những hạn chế cần được quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại:
1.1. Khái quát về nhà ở thương mại:
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Nhà ở thương mại thực chất là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của
Nhà ở thương mại không giới hạn đối tượng người mua, chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể mua được những sản phẩm phù hợp. Đối tượng mua nhà ở thương mại bao gồm cả đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội nếu có nhu cầu.
Mục đích chính của việc xây dựng và phát triển nhà ở thương mại là lợi nhuận và cũng không có quy định về tiêu chuẩn cũng như giới hạn diện tích xây dựng
1.2. Quy định về vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại:
Việc phát triển nhà ở thương mại trên cơ nguồn vốn do chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân huy động được trên cơ sở những nguồn vốn được quy định tại Điều 69 Luật nhà ở năm 2014.
Theo Điều 69 của Luật Nhà ở 2014 thì các nguồn vốn được huy động để phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại bao gồm:
“1. Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư;
2. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo
4. Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.”
Theo đó, các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển nhà ở thương mại, gồm có:
Thứ nhất, vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư khi tiến hành xây dựng nhà thương mại phải sở hữu một số vốn nhất định để đảm bảo cho việc xây dựng nhà ở thương mại.
Thứ hai, vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ có một nguồn vốn nhất định được huy động để phục vụ cho sự phát triển nhà ở thương mại.
Thứ ba, tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo quy định cụ thể được nêu trên, trong trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở thương mại có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở đó thì được huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Thứ tư, vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Tổ chức tín dụng được hiểu là một loại doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu liên quan đến đối tượng là tiền tệ. Vì vậy, việc cho vay vốn cũng không xa lạ đối với tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính. Nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển nhà ở thương mại có thể là vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở xã hội:
2.1. Khái quát chung về nhà ở xã hội:
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở năm 2014. Nhà ở xã hội được hiểu là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường.
Đối tượng của nhà ở xã hội:
– Ưu tiên đặc biệt đối với Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập).
– Người có thu nhập thấp (Chưa phải đóng thuế cá nhân).
– Phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm vắng dài hạn (BHXH trên 1 năm).
– Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy chứng nhận độc thân.
Mục đích chính của nhà ở xã hội là an sinh xã hội.
2.2. Quy định về vốn phục vụ cho phát triển nhà ở xã hội:
Theo quy định tại Điều 70 Luật Nhà ở 2014 thì vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:
– Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
– Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
– Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
– Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
– Vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Như vậy, vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, gồm có:
Thứ nhất, vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Cũng như các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển nhà ở thương mại thì vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cũng bao gồm vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Chủ đầu tư khi tiến hành xây dựng nhà thương mại phải sở hữu một số vốn nhất định để đảm bảo cho việc xây dựng nhà ở thương mại.
Thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ có một nguồn vốn nhất định được huy động để phục vụ cho sự phát triển nhà ở thương mại.
Thứ hai, vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật nhà ở năm 2014 thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm:
– Các chủ thể là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
– Các hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
– Các hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
– Các chủ thể là người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
– Các chủ thể là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
– Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật nhà ở năm 2014.
– Các học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
Nhà ở xã hội chỉ dành cho những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước, không dành cho những người không thuộc diện hỗ trợ.
Thứ ba, vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật nhà ở năm 2014.
Cụ thể, khoản 1 Điều 53 của Luật nhà ở năm 2014 quy định: Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức
Thứ tư, vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
Hiện nay còn khá nhiều những hộ gia đình thuộc vào diện được hưởng những chính sách của nhà nước, cần phải được giúp đỡ và hỗ trợ phần nào đó những khó khăn trong cuộc sống để họ có thể ổn định an sinh xã hội, cũng như có điều kiện được tiếp cận với những thông tin và dịch vụ tốt hơn trong cuộc sống. Cụ thể như: Hộ nghèo; Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Gia đình thuộc hộ dân tộc thiểu số; Hộ gia đình có người là thương bệnh binh và có công với cách mạng; Những hộ gia đình bị ảnh hưởng từ chất độc màu da cam do hậu quả chiến tranh để lại,…
Cho vay đối với các đối tượng chính sách là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo, các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống từ đó góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội
Thứ năm, vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Ngoài ra, vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội còn có các loại vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác do các tổ chức từ thiện hay các nhà hảo tâm giúp đỡ,…