Ngành nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, chính vì thế, doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này phải đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định. Vậy vốn pháp định của hoạt động cho thuê lại lao động quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vốn pháp định của hoạt động cho thuê lại lao động:
Căn cứ Phụ lục 4 của Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư thì ngành nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, chính vì thế, doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này phải đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động. Tại Điều 5
– Đã thực hiện ký quỹ với 2.000.000.000 đồng;
– Có trụ sở theo đúng quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm về vốn pháp định, cụ thể như sau:
+ Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động đó là 2.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì về mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.
+ Hồ sơ chứng minh về điều kiện về vốn pháp định bao gồm:
++ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc là của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định về việc giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký về vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
++ Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của chính ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;
++ Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức mà có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn có hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm những điều kiện sau đây:
++ Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị các tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên;
++ Đã có kinh nghiệm về hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;
++ Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận về doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có các hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn
– Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động sẽ phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định của
+ Là người không có án tích;
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc lả cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn là 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Điều kiện về vấn đề ký quỹ doanh nghiệp: Doanh nghiệp đã thực hiện việc ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Từ các quy định trên có thể khẳng định được rằng, hiện nay doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động không cần phải tuân thủ điều kiện về vốn pháp định như các quy định trước ngày 01 tháng 02 năm 2021 mà sẽ chỉ cần tuân thủ hai điều kiện là điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động và điều kiện về vấn đề ký quỹ doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép:
Điều 29 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc là không được gia hạn, cấp lại giấy phép, Điều này quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày mà nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc là không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thanh lý toàn bộ những hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời phải đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất của một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Theo đó, sau khi doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc là không được gia hạn, cấp lại giấy phép thì phải thực hiện những vấn đề sau:
– Thanh lý toàn bộ những hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện.
– Giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo đúng quy định của pháp luật lao động.
– Đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất của một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
– Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính của giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu như có) của doanh nghiệp cho thuê lại. Trường hợp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động thì khi đó doanh nghiệp cho thuê lại phải gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đó để theo dõi, quản lý.
– Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời phải báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi mà doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động ở trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại có sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
– Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP.