Để duy trì hoạt động kinh doanh, tất cả các đơn vị đều cần phải có vốn lưu động để có thể đảm bảo hoạt động của đơn vị được vận hành liên tục không bị gián đoạn. Cùng tìm hiểu về vốn lưu động. Đặc điểm và cách tính của vốn lưu động?
Mục lục bài viết
1. Vốn lưu động là gì?
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định (TSCĐ) còn phải có các tài sản lưu động (TSLĐ) tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của TSLĐ khác nhau. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất TSLĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.
– TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ…
– Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động là thước đo tài chính đại diện cho tính thanh khoản vận hành có sẵn cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc những thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến các vấn đề về quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả, tiền mặt,…
Cho dù một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động sẽ khiến việc kinh doanh gián đoạn. Vốn lưu động lớn hơn 0 là cần thiết nhằm đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục những hoạt động
Ví dụ: Tiền lương nhân viên, tiền mua mới nguyên vật liệu, thanh toán các khoản nợ đến hạn,…cùng với tài sản cố định: thiết bị, nhà máy,….đây đều là vốn lưu động và là một phần của vốn để hoạt động doanh nghiệp.
2. Thành phần vốn lưu động:
Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.
* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành các loại:
– Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
- Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
- Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
– Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.
- Sản phẩm dở dang
- Thành phẩm
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:
– Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:
- Vốn nguyên liệu, vật liệu chính + Vốn phụ tùng thay thế
- Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu
- Vốn vật liệu phụ
– Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
- Vốn sản phẩm dở dang
- Vốn về chi phí trả trước
– Vốn lưu động trong khâu lưu thông
- Vốn thành phẩm
- Vốn bằng tiền
- Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác
- Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng
* Theo nguồn hình thành
- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra
- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu
- Nguồn vốn đi vay
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
3. Đặc điểm của vốn lưu động:
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.
4. Vai trò của vốn lưu động:
Đối với hoạt động sản xuất
Để sản xuất, ngoài trừ các tài khoản cố định cần có như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Doanh nghiệp, tổ chức phải bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu nhằm phục vụ sản xuất. Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp hoạt động.
Đối với hoạt động kinh doanh
Vốn lưu động ảnh hưởng đến quy mô hoạt động. Trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp phải huy động một lượng đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lưu động còn tác động đến giá thành sản phẩm.
Vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
Vốn lưu động ảnh hưởng quy mô hoạt động
Trong kinh doanh các tổ chức, doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô và những hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp có thể hoạt động
Để sản xuất, ngoài trừ những tài sản cố định cần có như thiết bị, máy móc, nhà xưởng… doanh nghiệp, tổ chức cần bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… nhằm mục đích phục vụ sản xuất. và để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng cơ vốn lưu động.
Ngoài ra, vốn lưu động còn có tác động đến giá thành của sản phẩm.
5. Ý nghĩa của vốn lưu động:
– Trường hợp vốn lưu động dương
- Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn.
- Giúp các hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra bình thường.
- Cơ cấu tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
- Trong điều kiện bình thường, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán các khoản nợ tới hạn.
– Vốn lưu động âm
- Ngược lại, vốn lưu động âm khi các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn.
- Hay nói cách khác, dù có chuyển hóa hết các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không đủ đáp ứng các nghĩa vụ của công ty.
- Khi vốn lưu động âm cho thấy một điều cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất tốt…
- Tuy nhiên nếu không có khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ) trong ngắn hạn thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phá sản.
6. Cách tính vốn lưu động:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, được lặp lại theo chu kỳ kinh doanh. Việc này cũng được ghi chép cẩn thận trong các
Công thức tính vốn lưu động:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
* Tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn chính là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn chính là những khoản nợ doanh nghiệp cần phải thanh toán trong thời hạn một năm, bao gồm: Nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.
Thường thì bạn có thể tìm thấy các số liệu về tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong
Có thể tổng kết lại công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như sau:
TSNH = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác
NNH = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.