Các quy định về xử lý tiền giả là gì? Quy định về xử lý tiền giả? Quy định xử phạt của pháp luật trong trường hợp vô tình lưu thông tiền giả, vô tình sử dụng phải tiền giả?
Tiền giả là vấn nạn mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Hiện nay, công nghệ làm tiền giả rất phát triển khiến nhiều người không thể phân biệt được đâu là tiền giả đâu là tiền thật. Nhiều người đang dùng tiền giả nhưng cũng không nhận biết được điều đó. Tại Việt nam, để kiểm soát vấn nạn tiền giả, Nhà nước đã có quy định xử phạt đối với các tội liên quan đến tiền giả. Vậy mức phạt đối với tội liên quan đến tiền giả được quy định như thế nào? Khi vô tình lưu thông tiền giả có bị xử phạt không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các quy định về xử lý tiền giả.
Mục lục bài viết
1. Vô tình lưu thông tiền giả là gì?
Tiền giả là loại tiền không phải do nhà nước phát hành. Nó được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu trục lợi. Xét về hình thức, tiền giả có đặc điểm giống đến 95% với tiền thật. Nếu không biết cách nhận dạng bạn sẽ dễ dàng bị lừa. Tiền giả bị cấm ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Khi tiền giả dễ dàng được tiêu thụ, thì số tiền trong thị trường sẽ tăng cao. Dẫn đến lạm phát tăng mà nhà nước không thể kiểm soát được. Khi đó, đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị thiếu hụt mọi nguồn lực để phát triển.
Vô tình lưu thông tiền giả là khi sử dụng tiền giả ra ngoài thị trường nhưng không nhận biết được đó là tiền giả hay tiền thật, do hiện nay công nghệ làm tiền giả rất tinh vi nên điều này xảy ra khá thường xuyên.
Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy định xử phạt đối với các tội liên quan đến tiền giả trong
2. Quy định về xử lý tiền giả:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngân hành. Khi phát hiện tiền giả, cá nhân phải đem nộp cho các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý tiền tệ như: kho bạc, các ngân hàng thương mại hoặc
2.1. Thu giữ tiền giả:
Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại,
– Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an)
– Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1) và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho
– Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
– Tiền giả loại mới.
– Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
– Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền sau khi
2.2. Đóng gói, bảo quản tiền giả:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
Quy định về đóng gói, niêm phong tiền giả:
– Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
– Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khi phát hiện tiền giả cơ quan chức năng hay ngân hàng nhà nước phải lập biên bản tạm thu giữ tiền giả, ngân hàng nhà nước phải thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý khi phát hiện tiền giả.
2.3. Xử phạt vi phạm hành chính:
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
– Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
– Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
– Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
– Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
– Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
Như vậy, việc xử lý tiền giả sẽ được cơ quan chức năng và ngân hàng nhà nước thực hiện thu giữ, đóng dấu và đem đi giám định, khi có kết quả giám định tiền giả, cơ quan chức năng hoặc ngân hàng nhà nước có thể tiến hành tiêu hủy tiền giả theo đúng quy định của pháp luật.
3. Xử phạt khi vô tình lưu thông tiền giả, vô tình sử dụng tiền giả:
Để bị xử lý hình sự, hành vi vi phạm phải bị coi là tội phạm. Căn cứ Điều 8
– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ngoài ra, lỗi vô ý phạm tội được quy định tại Điều 11 là hành vi phạm tội trong trường hợp sau đây:
– Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
– Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, nếu hành vi vi phạm có lỗi do cố ý hoặc vô ý thì bị áp mức phạt theo quy định. Ngược lại, nếu không có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm thì người phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, đối với hành vi tiêu tiền giả, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh được là người có hành vi tiêu tiền giả thuộc một trong các trường hợp: phải thấy trước và nhận thức được hành vi của mình sẽ gây hậu nguy hiểm cho xã hội; thấy trước và nhận thức hành vi gây hậu quả nhưng mong muốn hoặc cố ý để mặc hậu quả; nhận thức và thấy trước hành vi gây hậu quả nhưng cho rằng không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa.
Nếu không chứng minh được như trên, người có hành vi tiêu tiền giả không bị xử lý hình sự theo quy định của phạt luật về tội lưu hành tiền giả theo Điều 207. Do đó khi vô tình lưu thông tiền giả mà không nhận biết được đó là tiền giả thì không bị xử lý hình sự.