Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con mà pháp luật đã quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vậy theo quy định của pháp luật khi vợ ra nước ngoài chồng có được giành lại quyền nuôi con?
Mục lục bài viết
- 1 1. Vợ ra nước ngoài chồng có được giành lại quyền nuôi con?
- 2 2. Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
- 2.1 2.1.Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
- 2.2 2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
- 2.3 2.3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
- 2.4 2.4. Thụ lý vụ án:
- 2.5 2.5. Đưa vụ án giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài ra xét xử sơ thẩm:
1. Vợ ra nước ngoài chồng có được giành lại quyền nuôi con?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì khi ly hôn, vợ chồng chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp mà vợ chồng không thể thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc sau đây:
– Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho chính người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ về những điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có những thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Sau ly hôn, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ sau đối với con:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người mà không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án để hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Tuy nhiên, không phải người được quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì sẽ mãi được quyền trực tiếp nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi, pháp luật cũng đã quy định về những trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, vấn đề này được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con mà pháp luật đã quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với các lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ các điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì khi đó Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ về những điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu ở dưới đây có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
+ Những người thân thích;
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Tổ chức là Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo quy định trên thì căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con đó là:
– Cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với các lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn các đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con có thể được thể hiện qua những vấn đề sau:
+ Thời gian dành cho con (chơi với con, dạy con học,…);
+ Điều kiện về kinh tế;
+ Điều kiện về môi trường sống;…
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vợ đang là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng sau đó lại ra nước ngoài làm việc trong một thời gian dài thì khi đó một số các điều kiện để trực tiếp nuôi con đã không còn phù hợp, ví dụ như điều kiện về thời gian dành cho con để chăm sóc, nuôi dạy con,…Chính vì thế, nếu trong trường hợp này thì người cha (người đang không trực tiếp nuôi con) có thể thực hiện các thủ tục để giành lại quyền trực tiếp nuôi con. Có hai phương thức để thực hiện, đó là:
-Hai cha, mẹ thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, sau đó thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận về thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Người cha (người đang không trực tiếp nuôi con) thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
2.1.Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
Người cha (người đang không trực tiếp nuôi con) khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con khi vợ ra nước ngoài chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu của cha và mẹ (Bản sao có chứng thực);
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
– Bản án/quyết định ly hôn (bản sao có chứng thực);
– Bằng chứng, chứng cứ chứng minh người mẹ (người đang trực tiếp nuôi con) không còn đủ về điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (ví dụ như giấy tờ chứng minh người mẹ chuẩn bị ra nước ngoài làm việc lâu dài,…).
2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người mẹ đang trực tiếp nuôi con cư trú hoặc làm việc (nếu người mẹ đang trực tiếp nuôi con đang ở Việt Nam). Phương thức nộp hồ sơ gồm:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án có thẩm quyền.
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2.3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài:
– Nhận đơn khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và ghi vào sổ nhận đơn.
-Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
– Xem xét đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
2.4. Thụ lý vụ án:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài thì Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết (ví dụ như giấy tờ chứng minh người mẹ chuẩn bị ra nước ngoài làm việc lâu dài,…) mà người khởi kiện cung cấp trong hồ sơ khởi kiện.
– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài biết để nộp tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài kể từ khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
2.5. Đưa vụ án giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài ra xét xử sơ thẩm:
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài ra xét xử sơ thẩm, Tòa án phải mở phiên tòa.
– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn để mở phiên tòa xét xử sẽ có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
– Lưu ý rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án giành lại quyền nuôi con khi vợ ra nước ngoài, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:
+ Lấy lời khai của các đương sự;
+ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ;
+ Hòa giải giữa hai bên;
+ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có);
+ Xem xét nguyện vọng của con (nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
THAM KHẢO THÊM: