Nhiều người hiện nay quan niệm rằng "của chồng công vợ". Vì vậy những người vợ thường sẽ có tâm lý kiểm soát tài chính trong gia đình, kiểm soát tài chính của chồng và của con. Vậy câu hỏi đặt ra, vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Vợ lấy tiền của chồng, mẹ lấy tiền của con có bị xử phạt không?
Trong gia đình, tình trạng vợ lấy tiền của chồng và mẹ lấy tiền của con có lẽ đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên nhiều người vẫn lầm tưởng, hành vi này không phải là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy, người vợ và người mẹ hoàn toàn có quyền lấy tiền của chồng mình hoặc của con mình. Xét ở góc độ tình cảm, chúng ta hoàn toàn có thể thấy, hành vi này dẫn đến hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình. Người vợ và người mẹ hoàn toàn có quyền kiểm soát tài chính trong gia đình của chồng và của con. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật cũng quy định về việc con cái hoàn toàn có quyền có tài sản riêng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc quản lý tài sản riêng của con cái, vì thế vấn đề quản lý tài sản riêng của con như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi của con. Cụ thể như sau:
– Những đứa trẻ từ đủ 15 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật sẽ có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý thay cho mình;
– Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, tài sản của những người con mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật sẽ do cha mẹ của chúng quản lý. Cha mẹ hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con theo nhu cầu và nguyện vọng của bản thân nhưng cũng phải xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ. Tài sản riêng của đứa trẻ sẽ cho cha mẹ hoặc người khác quản lý và phải được giao lại cho đứa trẻ đó khi chúng từ đủ 15 tuổi trở lên vật khi đứa con khôi phục lại năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa trường hợp cha mẹ và con cái có thỏa thuận khác;
– Cha mẹ không có quyền quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người giám hộ tiến hành hoạt động giám hộ theo quy định của pháp luật về dân sự, người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản từ hoạt động thừa kế theo di chúc của người con đã chỉ định cho người khác quản lý tài sản đó hoặc trong những trường hợp khác mà pháp luật có quy định;
– Trong trường hợp cha mẹ đã quản lý tài sản riêng của con khi đứa trẻ đó chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mà còn được giao cho người giám hộ thì tài sản riêng của con cũng sẽ được giao cho người giám hộ quản lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 77 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên hoặc những người con được xác định là mất năng lực hành vi dân sự như sau:
– Trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ tiến hành hoạt động quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì sẽ có quyền định đoạt tài sản đó xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ, và nếu như con từ đủ 09 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của đứa trẻ đó;
– Trong trường hợp có từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ có quyền định đoạt tài sản riêng của mình theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp tài sản được xác định là bất động sản hoạt động sản có đăng ký quyền sở hữu, có đăng ký quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để tiến hành hoạt động kinh doanh thì sẽ cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc sự đồng ý của người giám hộ;
– Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản của đứa trẻ đó sẽ chọn người giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì những đứa trẻ từ đủ độ tuổi nhất định sẽ hoàn toàn có quyền được quản lý tài sản riêng. Vì vậy cha mẹ không thể tự tiện lấy tài sản của con để phục vụ cho lợi ích cá nhân khi không được sự đồng ý của đứa trẻ đó và không vì lợi ích của con. Hành vi mẹ lấy tiền của con hoặc vợ lấy tiền của chồng khi không được sự đồng ý của người còn lại sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu đưa ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con có thể bị xử phạt với mức tiền như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Chiếm đoạt tài sản riêng của các thành viên trong gia đình khi không được sự đồng ý của họ dưới bất kỳ hình thức nào;
– Ép buộc các thành viên trong gia đình lao động quá sức hoặc làm các công việc nặng nhọc, làm các công việc nguy hiểm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
– Ép buộc các thành viên trong gia đình đi ăn xin hoặc đi lang thang để kiếm sống trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con khi không được sự đồng ý của đối phương sẽ có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng về lỗi chiếm đoạt tài sản riêng của các thành viên trong gia đình theo như phân tích nêu trên.
2. Vợ lấy tiền của chồng, mẹ lấy tiền của con có phải hành vi bạo lực gia đình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có quy định về những hành vi bạo lực gia đình. Theo đó thì có thể kể đến một số hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình cụ thể như sau:
– Hành hạ hoặc ngược đãi, có hành vi đánh đập hoặc đe dọa hoặc có hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của các thành viên trong gia đình;
– Hành vi lăng mạ hoặc cố ý xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của các thành viên trong gia đình;
– Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người hoặc chứng kiến bạo lực đối với các con vật nhằm mục đích gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý đối với các thành viên trong gia đình;
– Bỏ mặc mà không quan tâm các thành viên trong gia đình, không có giữa các thành viên và không chăm sóc các thành viên gia đình mà đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, những đối tượng được xác định là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tật và người không có khả năng tự chăm sóc và nuôi dưỡng chính bản thân mình, không tiến hành hoạt động giáo dục các thành viên trong gia đình được xác định là trẻ em;
– Có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử về hình thể, phân biệt đối xử về giới hoặc giới tính hoặc năng lực của các thành viên trong gia đình với nhau;
– Hành vi ngăn cản các thành viên trong gia đình gặp gỡ và tiếp xúc với mối quan hệ hợp pháp và lành mạnh, có hành vi cô lập và gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý đối với các thành viên trong gia đình;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng với nhau, giữa anh chị em ruột với nhau, có hành vi tiết lộ hoặc làm phát tán các thông tin về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân hoặc bí mật gia đình của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xúc phạm trực tiếp đến danh dự và nhân phẩm;
– Có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn của đối phương, cưỡng ép trình diễn các hình thức khiêu dâm và ép nghe các âm thanh, xem các hình ảnh và đọc các nội dung mang tính chất kích thích bạo lực và khiêu dâm;
– Cưỡng ép tảo hôn hoặc cưỡng ép ly hôn hoặc cưỡng ép kết hôn trái quy định của pháp luật, cản trở kết hôn hoặc cản trở ly hôn tự nguyện và tiến bộ;
– Cưỡng ép mang thai hoặc phá thai và có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi;
– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản chung của các thành viên trong gia đình hoặc tài sản riêng của các thành viên trong gia đình;
– Cưỡng ép các thành viên trong gia đình học tập hoặc lao động và đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát tài sản và thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất và kinh tế.
Như vậy có thể nói, hành vi lấy tiền của chồng hoặc lấy tiền của con theo như phân tích nêu trên sẽ được coi là một trong những hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này được xác định là hành vi chiếm đoạt tài sản của các thành viên trong gia đình, thậm chí trong một số trường hợp, người vợ kiểm soát tiền của chồng hoặc người mẹ kiểm soát tiền của con còn khiến cho người chồng và người con cảm thấy bị lệ thuộc về mặt vật chất và kinh tế, họ không hài lòng khi sống chung với người vợ như vậy, vì vậy hành vi này là một trong những hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
3. Vợ lấy tiền của chồng, mẹ lấy tiền của con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo như phân tích nêu trên, có thể nói, hiện tượng vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con trong các gia đình trong đời sống hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến và không còn quá xa lạ. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính nếu đưa ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Trong một số trường hợp thì hành vi này còn khiến cho đối phương bị lệ thuộc, và sẽ trở thành hành vi bạo lực gia đình tùy thuộc vào mục đích sử dụng chính đáng và không chính đáng của người lấy tiền (mà cụ thể trong trường hợp này là người vợ). Tuy nhiên, để xác định hành vi vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con có bị chi cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải xác định nguồn gốc của số tài sản này. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó thì tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được coi là tài sản chung. Căn cứ theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật dân sự năm 2015 của quy định về việc vợ chồng hoàn toàn có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Tuy nhiên, không phải bất cứ tài sản nào hình thành trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung. Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Về nguyên tắc thì tài sản riêng của người nào sẽ cho người đó trực tiếp quản lý sử dụng và định đoạt. Mọi hành vi xâm phạm đến tài sản riêng sẽ đều bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy nếu như người vợ biết đó là số tiền riêng của chồng và cũng là số tiền riêng của con nhưng vẫn lén lút lấy, thì hành vi này sẽ có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù tùy theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Đồng thời thì có thể nói, pháp luật hình sự hiện nay cũng không loại trừ trách nhiệm đối với những người thân thiết trong gia đình với nhau. Việc vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con cũng không có quy định nào quy định về việc loại trừ trách nhiệm hình sự khi người phạm tội và bị hại có mối quan hệ thân thiết trong cùng một gia đình với nhau. Mặc dù cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống, vợ chồng có mối quan hệ nuôi dưỡng và sống trong cùng một gia đình với nhau nhưng không đồng nghĩa với việc tài sản của chồng thì sẽ đương nhiên là tài sản của vợ hoặc tài sản của con sẽ đương nhiên là tài sản của mẹ. Sở hữu tài sản của cha mẹ hoàn toàn tách biệt với quyền sử dụng và sở hữu của con cái.
Vì vậy, hành vi vợ lấy tiền của chồng hoặc mẹ lấy tiền của con hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi thỏa mãn các cấu thành tội phạm của tội danh này. Cần phải lưu ý về vấn đề này trong đời sống gia đình để gia đình được êm ấm và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.