Pháp luật hiện nay đã đưa ra những điều luật cụ thể để hạn chế tối đa tình trạng tham ô và tham nhũng trong doanh nghiệp và công ty. Giám đốc được xem là một trong những chức vụ quan trọng, có nhiệm vụ điều hành nội bộ công ty. Vậy vợ sẽ không được giữ những chức vụ gì khi chồng làm giám đốc doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Vợ không được giữ chức vụ gì khi chồng làm giám đốc?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã đưa ra khái niệm về giám đốc doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Đợt doanh nghiệp năm 2022 có đưa ra khái niệm về giám đốc, theo đó giám đốc là chức danh của một người quản lý doanh nghiệp. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc là điều hành nội bộ doanh nghiệp, đưa ra những đề suất và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, trong doanh nghiệp, giám đốc là một trong những chủ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng, giám đốc là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Đồng thời, pháp luật phòng chống tham nhũng cũng tồn tại khái niệm “người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đơn vị”. Theo đó, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức và đơn vị sẽ không được bố trí vợ chồng, bố mẹ, con đẻ hoặc con nuôi, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, giữ chức vụ kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong các cơ quan và đơn vị mà mình đang là người đứng đầu, hoặc thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ký kết hợp đồng cho các cơ quan và đơn vị đó. Quy định này đảm bảo tính vô tư và khách quan trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hạn chế tối đa tình trạng tham ô tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về những đối tượng không được làm kế toán. Theo đó, những người sau đây sẽ không được giữ chức vụ kế toán:
– Những người được xác định là người chưa thành niên, người bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, những đối tượng đang phải chấp hành các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Những đối tượng được xác định là người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án, những đối tượng được xác định là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành án phạt tù hoặc những người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, bị kết tội về các loại tội phạm xâm phạm đến chức vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích;
– Những đối tượng được xác định là cha đẻ, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của những người giữ chức vụ là người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, giám đốc hoặc tổng giám đốc, cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách trong lĩnh vực công tác tài chính kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, ngoại trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu hoặc các trường hợp cụ thể khác do Chính phủ quy định;
– Những người được xác định là người đang giữ chức vụ quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, ngoại trừ trường hợp loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu vào các trường hợp cụ thể khác do Chính phủ quy định.
Theo đó thì có thể nói, chồng giữ chức vụ giám đốc thì vợ sẽ không được phép làm kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, ngoại trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu theo điều luật phân tích nêu trên.
Tuy nhiên, ngoài chức vụ kế toán, trong trường hợp chồng làm giám đốc thì vợ cũng không được phép giữ các chức vụ khác. Tùy từng loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể kể đến những chức vụ mà người vợ không được đảm nhiệm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước. Vợ/chồng được xem là những người có quan hệ gia đình, khi vợ hoặc chồng làm giám đốc của một công ty, người còn lại sẽ không được phép giữ các chức danh sau đây:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Kiểm soát viên của công ty trong doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Phó giám đốc hoặc kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị trong doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần;
– Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong trường hợp vợ hoặc chồng làm giám đốc, người còn lại sẽ không được phép giữ các chức vụ sau:
– Kiểm soát viên căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Văn bản hợp nhất
– Kế toán căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019.
2. Giám đốc không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của những người thân nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn. Theo đó, thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và những người giữ chức danh, giữ chức vụ quản lý khác trong các loại hình doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ không được phép tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, bố mẹ, con đẻ hoặc con nuôi, anh chị em ruột của mình; cho phép doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng, bố mẹ, con đẻ và con nuôi, anh chị em ruột của mình tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mà mình đang giữ chức vụ quản lý; không được phép tiến hành hoạt động bố trí vợ chồng, bố mẹ, con đẻ và con nuôi, anh chị em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, giữ chức vụ về kế toán, làm chức vụ thủ quỹ, thủ kho trong các doanh nghiệp mà mình đang quản lý hoặc tiến hành các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, giám đốc doanh nghiệp sẽ không được phép tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của bố mẹ, vợ chồng, con đẻ và con nuôi, anh chị em ruột của mình.
3. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2022 có quy định về thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan và tổ chức. Cụ thể như sau:
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước, chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội là các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử cho những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan, ngành nghề, lĩnh vực do mình quản lý;
– Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử đối với những người có chức vụ quyền hạn trong ngành nghề do mình quản lý;
– Bộ trưởng Bộ nội vụ là chủ thể có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử đối với những người có chức vụ quyền hạn thuộc bộ máy chính quyền địa phương;
– Các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội là các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử cho những người có chức vụ quyền hạn làm việc và công tác trong tổ chức mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống tham nhũng;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công…;
–
– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và
THAM KHẢO THÊM: