Việc chơi hụi đã trở thành vấn đề rất phổ biến trong đời sống hiện nay, đây cũng là hình thức ăn lãi và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chơi hụi mà thành vỡ hụi. Vậy vỡ hụi là gì? Hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu vỡ hụi là gì?
Mục lục bài viết
1. Vỡ hụi là gì?
Hiện nay, hình thức chơi hụi diễn ra rất phổ biến tại các địa phương. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 471
Từ đó, khái niệm vỡ hụi có thể được hiểu là chủ hụi đang nắm giữ số tiền của các thành viên chơi, đến thời điểm mở hụi mà không chi trả hoặc không còn khả năng chi trả được cho người được hốt hụi.
2. Hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu vỡ hụi là gì?
2.1. Trách nhiệm dân sự:
Như trên phân tích, việc chơi hụi chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, và đó được hiểu là một giao kết về tài sản giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, nếu như bị vơ hụi thì người chủ hụi sẽ phải chịu trách nhiệm về dân sự do vi phạm theo quy định tại Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Đối với bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ như hai bên đã cam kết thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền lợi theo đúng cam kết đó.
Trong việc chơi hụi, việc vi phạm nghĩa vụ được hiểu là khi đến thời hạn xoay vòng người được hốt hụi lấy tiền mà chủ hụi là người đang nắm giữ tiền của mọi người không thực hiện việc đưa tiền cho người hốt hụi đó.
– Tuy nhiên, trường hợp loại trừ trách nhiệm nếu như chủ hụi do gặp sự cố bất khả kháng mà không thể thanh toán tiền cho người được hốt hụi, khi đó người chủ hụi sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự; ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Đồng thời, bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu như có vấn đề lỗi xảy ra và lỗi này hoàn toàn xuất phát từ bên có quyền lợi.
Và về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên chủ hụi gây ra thì phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (quy định tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2015).
2.2. Trách nhiệm hình sự:
Thực tế, rất nhiều trường hợp xảy ra vỡ hụi nhưng người chủ hụi chỉ nghĩ đó là một giao dịch dân sự đơn giản và chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết. Tuy nhiên, nhiều người sau khi bị vỡ hụi đã có những hành vi mang tính chất gian dối như bán hụi, lập người chơi khống,… nhằm mục đích chủ quan là muốn chiếm đoạt số tiền của hụi viên. Tùy từng hành vi có thể đủ yếu tố cấu thành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015):
* Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối, giá trị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Cá nhân có hành vi gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà dưới 2 triệu đồng, tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm.
+ Trước đó đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội bao gồm tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) mà còn vi phạm.
+ Thực hiện hành vi và có gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự hay an toàn xã hội.
+ Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay gia đình họ.
* Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
– Tính chất chuyên nghiệp khi thực hiện hành vi.
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Tái phạm nguy hiểm.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
* Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.
* Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
Nếu như sau khi bị vỡ hụi, chủ hụi có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm thanh toán còn có thể bị quy về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể như sau:
* Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Cá nhân thực hiện hành vi sau:
– Thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác sau đó gian dối hoặc bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt số tài sản đó.
Hoặc đến kỳ hạn trả nợ mà không trả mặc dù có khả năng, điều kiện thanh toán trả.
– Thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp rồi sau đó không có khả năng thanh toán.
Kèm theo ý định chiếm đoạt tài sản giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay các tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290.
* Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện hành vi có tổ chức.
– Mang tính chất chuyên nghiệp.
– Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Thực hiện hành vi trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
– Thực hiện hành vi gây hậu quả đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Tái phạm nguy hiểm.
* Mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
* Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Hụi viên cần làm gì sau khi bị vỡ hụi?
Thông thường, đối với người chơi phường, hụi, hầu hết các giao dịch chỉ được các bên tin tưởng thường thực hiện bằng miệng hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có bỏ trốn hay không, việc khởi kiện để đòi lại tiền chơi hụi là cả một quá trình hết sức khó khăn.
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, nếu như có tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường thì giải quyết theo các phương án sau đây:
– Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng.
– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo hướng dân sự.
Khi đó, hụi viên cần làm hồ sơ gồm:
+ Đơn khởi kiện dân sự.
+ Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân.
+ Các tài liệu, chứng minh về việc chơi hụi với nhau.
– Nếu có đủ dấu hiệu thì hụi viên có thể làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an để xử lý về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm khác.
Hụi viên khi này cần làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an quận/huyện tại nơi chủ hụi cư trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13.