Đối với những khoản nợ của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn thì khi ly hôn trách nhiệm của vợ chồng sẽ phân chia như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ được làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Vợ chồng ly hôn có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ?
Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định đối với các giao dịch do một bên thực hiện vợ, chồng phải có trách nhiệm liên đới như sau:
– Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện các giao dịch với mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Các giao dịch khác bao gồm:
+ Các giao dịch đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định.
+ Các giao dịch mà vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch khi có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
+ Các giao dịch mà vợ, chồng đại diện cho nhau nếu như một bên xác lập mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.
+ Các giao dịch vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của nhau trong quan hệ kinh doanh mà vợ chồng kinh doanh chung (ngoại trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác).
+ Các giao dịch đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.
Đối với tài sản của vợ chồng thì nghĩa vụ chung của vợ chồng xác định như sau:
– Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch xuất phát từ vợ chồng cùng xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
– Nghĩa vụ nếu như chồng hoặc vợ thực hiện với mục đích để đáp ứng các nhu cầu thiết kế của gia đình.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng các tài sản riêng với mục đích để duy trì, phát triển khối tài chung; hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi đứa con gây ra.
Đồng thời, theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng vẫn phải có quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba sau khi ly hôn.
Tổng hợp các quy định trên, thì khi kể cả ly hôn thì vợ, chồng vẫn phải có trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân. Hoặc khoản nợ một trong các bên vợ hoặc chồng vay nợ để phục vụ cho cuộc sống gia đình chung như ăn uống, thuê nhà, giáo dục, viện phí,…
Còn đối với khoản nợ vợ hoặc chồng vay nhưng sử dụng vào mục đích riêng như chi tiêu cá nhân, không sử dụng cho nhu cầu, mục đích sinh hoạt chung của gia đình thì khi ly hôn khoản này sẽ không được coi là nợ chung và ai nợ thì người đó sẽ chịu trách nhiệm chi trả.
2. Hành vi lợi dụng việc ly hôn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ sẽ xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 59
Như vậy, hành vi vợ chồng lợi dụng ly hôn với mục đích trốn tránh nghĩa vụ sẽ được coi là hành vi ly hôn giả và xử phạt với mức tiền như trên.
3. Nợ riêng của vợ hoặc chồng được xác định như thế nào?
Nợ riêng được hiểu là khoản nợ của vợ hoặc chồng và chỉ vợ hoặc chồng có trách nhiệm chi trả.
Theo Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ riêng của vợ, chồng như sau:
– Nghĩa vụ riêng của mỗi người phát sinh trước thời kỳ hôn nhân.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không vì mục đích nhu cầu chung của gia đình.
– Nghĩa vụ xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ hoặc chồng.
Do đó, đối với mỗi khoản nợ phải xác định nguồn gốc của khoản nợ đó và mục đích sử dụng khoản nợ đó để làm gì? để biết đó là khoản nợ riêng hay khoản nợ chung và xem xét trách nhiệm trả nợ của vợ hoặc chồng.
4. Giải quyết nợ chung của vợ chồng khi ly hôn:
Thứ nhất, ly hôn thuận tình:
Bản chất của ly hôn thuận tình là vợ, chồng sẽ phải đồng thuận ly hôn và thỏa thuận về các mặt tài sản chung, nợ nần chung của vợ, chồng. Khi đó, vợ chồng sẽ làm đơn ly hôn và ghi nhận rõ tài sản chung và sự đồng thuận phân chia tài sản như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình:
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
– Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của hai vợ chồng.
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao).
– Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao).
– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình:
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của vợ, chồng do các bên tự thỏa thuận lựa chọn.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và thông báo nộp án phí:
Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết sau khi nhận được đủ hồ sơ trong vòng 03 ngày.
Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Thẩm phán ra thông báo nộp án phí.
Bước 4: Vợ, chồng nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và tiến hành họp công khai giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
Thời gian đối với thủ tục này là 01 tháng tính từ ngày có thông báo thụ lý đơn khởi kiện.
Ở bước này, Tòa án sẽ tổ chức buổi hòa giải để mong muốn vợ, chồng có thể quay lại cố gắng xây đắp hôn nhân.
Bước 6: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn:
Trường hợp khi các bên vợ, chồng hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Và khi đó, quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt từ ngày có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ, chồng.
Thứ hai, trường hợp ly hôn đơn phương:
Ly hôn đơn phương thực tế là một người đồng ý ly hôn nhưng đối phương không đồng ý hoặc chưa đồng thuận được việc phân chia con cái chung, tài sản chung. Trường hợp vợ chồng không đồng thuận được phân nợ nần chung thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục đơn phương ly hôn.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết ly hôn đơn phương:
– Đơn xin li hôn đơn phương.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
– Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của nguyên đơn.
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của các con (nếu có).
– Các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn:
Nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí sau khi nhận đơn ly hôn đơn phương. Nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản cho nguyên đơn và bị đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Và sau đó phân công thẩm phán thụ lý vụ án.
Tiến hành buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án.
Tiến hành xét xử sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương và bản hành bản án/quyết định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.