Vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc gia đình vẫn được tính là lao động có thu nhập và bình đẳng với nhau khi chia tài sản. Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc: Vợ chỉ ở nhà nội trợ trông con, khi ly hôn có được chia tài sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Vợ chỉ ở nhà nội trợ trông con, ly hôn có được chia tài sản?
“Nội trợ” là một trong những cụm từ không còn quá xa lạ với hầu hết các chị em hiện nay. Đây là cụm từ đại diện cho tầng lớp phụ nữ không ra ngoài kiếm thu nhập, thời gian phần lớn ở nhà nấu nướng và chăm sóc chồng con. Dù người vợ ở nhà làm nội trợ không có thu nhập, nhưng khối tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân vẫn được tính là tài sản chung của vợ chồng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Vợ chị ở nhà nội trợ trông con thì khi ly hôn có được chia tài sản không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, thu nhập được hình thành từ quá trình lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng, cùng với những nguồn thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được hình thành từ hoạt động nhận thừa kế chung hoặc được tặng cho chung, và khối tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Vì vậy có thể nói, tài sản do một mình vợ chồng tạo ra vấn được xác định vào khối tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp hai bên vợ chồng có thỏa thuận khác căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, có ghi nhận về tài sản chung của vợ chồng cần phải được chia đôi, và tính đến các yếu tố sau:
– Hoàn cảnh của gia đình và hoàn cảnh của vợ/chồng trên thực tế;
– Công sức đóng góp của vợ chồng trong quá trình duy trì và phát triển khối tài sản chung đó, lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong quá trình sản xuất và hoạt động nghề nghiệp để các bên có thể có điều kiện thuận lợi tiếp tục lao động tạo ra thu nhập cho bản thân;
– Xem xét đến lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư liên tịch số
– Hoàn cảnh của gia đình và hoàn cảnh của vợ/chồng, tình trạng về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, sức khỏe và tài sản, khả năng lao động và khả năng tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật. Bên gặp khó khăn hơn sau khi thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án thì sẽ được phân chia phần tài sản nhiều hơn so với bên còn lại, hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để đảm bảo duy trì và ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ/chồng;
– Công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung là khái niệm để chỉ sự đóng góp về thu nhập và công việc trong gia đình, lao động của vợ chồng trong quá trình duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc người chồng ở nhà chăm sóc gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm trên thực tế. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn thì sẽ được chia phần nhiều hơn trong quá trình giải quyết ly hôn.
Do đó có thể nói, trường hợp chồng đi làm còn vợ ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái, người vợ không đi làm và dành phần lớn thời gian vào việc vun đắp cho gia đình vẫn sẽ được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của người chồng. Vì vậy cho nên, vợ chồng trong trường hợp này vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản. Tuy nhiên trên thực tế, người vợ ở nhà làm nội trợ vẫn phải chứng minh công sức đóng góp của các bên, xem bên nào nhiều hơn trong quá trình tạo lập và phát triển khối tài sản chung, quá trình chứng minh phải được thực hiện dựa trên phương diện khách quan và vô tư.
Như vậy, dù chỉ thực hiện công việc nội trợ và chăm sóc gia đình, không có thu nhập hàng tháng thì người vợ vẫn được coi là người có thu nhập tương đương với chồng trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy khi ly hôn họ vẫn sẽ được chia tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
2. Vợ chỉ ở nhà nội trợ trông con có quyền yêu cầu ly hôn không?
Căn cứ theo quy định Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể như sau:
– Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án giải quyết ly hôn;
– Cha/mẹ hoặc người thân thích có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi xét thấy, một bên vợ chồng mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không có nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, xét thấy họ là nạn nhân của hiện tượng bạo lực gia đình, hiện tượng này do chính vợ hoặc chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của đối phương;
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai, người vợ đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận và ly hôn theo yêu cầu của một bên, cụ thể như sau:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại cơ quan nhà nước đó là tòa án không thành công, thì tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vợ của vợ chồng, khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng và đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không thể đạt được;
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố là mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án phải giải quyết cho ly hôn;
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe hoặc tinh thần của đối phương.
Theo đó có thể nói, mặc dù người vợ chỉ ở nhà làm nội trợ và trông con, nhưng vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Ngoại trừ trường hợp thuận tình ly hôn, thì người vợ cần phải chứng minh chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng làm cho tình trạng hôn nhân rơi vào trạng thái mâu thuẫn trầm trọng và đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài.
3. Vợ chỉ ở nhà nội trợ có được quyền nuôi con khi ly hôn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận về quyền nuôi con sau ly hôn, cụ thể như sau:
– Vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ đối với con cái của mỗi bên sau khi ly hôn, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về sự phát triển mọi mặt của đứa trẻ, nếu Như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của trẻ;
– Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chưa trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom và nuôi dưỡng hoặc giáo dục con cái, hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy có thể nói, quyền nuôi con sau ly hôn được pháp luật căn cứ vào nhiều góc độ khác nhau và nhiều điều kiện cần thiết khác nhau. Xếp vào trường hợp vợ chị ở nhà làm nội trợ, thì việc vợ hay chồng trở thành người trực tiếp nuôi con sẽ dựa trên sự thỏa thuận của cả hai người. Trong trường hợp cả hai cùng thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục luật định. Các tiêu chí mà tòa án thường xem xét đó là:
– Điều kiện về vật chất như tài sản, công việc, mức thu nhập, nơi cư trú ổn định …;
– Điều kiện về tinh thần như thời gian dành chăm sóc con cái, nuôi dạy con cái, cách giáo dục con cái …;
– Có mắc các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi bạo lực gia đình và xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em hay không.
Như vậy có thể nói, mặc dù người vợ chị ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn có quyền ưu tiên dành quyền nuôi con, đặc biệt là khi con dưới 36 tháng tuổi. Mặc dù vậy, việc không có công việc và thu nhập ổn định lại trở thành một vấn đề bất lợi cho người mẹ khi giành quyền trực tiếp nuôi con, người chồng hoàn toàn có thể lấy nó làm căn cứ để chứng minh rằng người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Do đó để đảm bảo được điều kiện mọi mặt cho con khi ly hôn, người mẹ nên tìm kiếm một công việc có thu nhập ổn định để trang trải cho cuộc sống của 02 mẹ con. Tòa án sẽ xem xét đến khả năng tìm kiếm công việc cũng như thu nhập của người mẹ có được từ công việc đó có đủ điều kiện để đảm bảo cho quá trình nuôi con hay không để ra quyết định giao con cho người vợ trực tiếp nuôi. Như vậy có thể nói, dù chị ở nhà làm nội trợ, nhưng người vợ vẫn có thể giành được quyền nuôi con nếu tòa án xét thấy việc cho con ở với mẹ đảm bảo cho quá trình phát triển của đứa bé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.