Tết Trung thu là dịp mà người người, nhà nhà ra đường tham gia các cuộc vui chơi giải trí, Trung thu còn gắn liền với hình ảnh Chị Hằng Nga và Chú Cuội. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lá thư viết gửi chị Hằng Nga, chú Cuội về ước mơ của các bạn nhỏ cùng với đó là đưa ra những thông tin thú vị về dịp Trung thu này.
Mục lục bài viết
1. Viết thư gửi chị Hằng Nga, chú Cuội về ước mơ của em:
1.1. Thư gửi chị Hằng Nga về ước mơ của em:
Chị Hằng Nga thân mến,
Chị ở trên cung trăng cùng mọi người vẫn khỏe chứ? Năm nay, 2023, đại dịch Covid ở dưới Trái Đất nơi em ở đã dần được khống chế và trở thành nhóm bệnh cảm cúm có thể chữa trị được. Mọi thứ dường như đang quay trở về với quỹ đạo ban đầu. Mọi người ở Trái Đất đang học cách sống “bình thường mới”. Bình thường mới, đó làm cụm từ mà em thường nghe bố mẹ và các cô chú trên TV nói về cuộc sống sau đại dịch. Chị biết không? Những năm qua, Covid tàn phá rất nhiều sinh mạng ở Trái Đất, chúng em luôn phải sống trong sự cảnh giác, đề phòng vì mình có thể vô tình bị nhiễm căn bệnh chết người bất cứ lúc nào. Điều đó khiến em rất mệt và buồn. Vì vậy, em luôn ước mơ rằng một ngày sẽ có một vị thiên thần xuống Trái Đất,cứu loài người khỏi những khó khăn này. Có lẽ, điều ước của em đã trở thành hiện thực. Bởi vì, trong suốt quá trình chống lại đại dịch Covid, em thấy rất nhiều thiên thần áo trắng đến cứu những người bệnh khỏi cơn nguy kịch. Thật kỳ lạ, thiên thần em hay được đọc và nghe, thì họ có cánh và có đũa phép. Nhưng thiên thần em gặp ngoài đời, họ không có cánh, không có đũa phép, họ mang bên mình những vật dụng kỳ lạ mà bố mẹ em hay bảo em đó là những phép màu, rằng lớn lên, em cùng sẽ biết được phép là gì? Sau khi đại dịch lắng xuống, những thiên thấn ấy cũng dường như hết nhiệm vụ mà trở về. Em hỏi mẹ, họ đã đi đâu? Mẹ bảo rằng thiên thần vẫn ở bên chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khoảnh khắc. Nếu như chị có gặp thiên thần, hãy thay em gửi lời chào và lời cảm ơn tới họ nhé. À, dịp Trung thu năm nay chị có xuống dưới Trái Đất chơi không ạ? Em sẽ đưa chị đi chơi khắp chốn, đưa chị đi xem cuộc sống “bình thường mới” của chúng em nhộn nhịp như thế nào. Sớm mong được chị trả lời. Yêu chị!
Người viết thư,
Bé Linh Đan 10 tuổi.
1.2. Thư gửi chú cuội về ước mơ của em:
Kính gửi chú Cuội đáng mến,
Năm nay lại thêm một mùa Trung Thu nữa, chú Cuội và mọi người ở trên cung trăng vẫn khỏe chứ? Dưới Trái Đất này, chúng cháu đang tất bật mới lễ Trung Thu sau đại dịch Covid. Trung thu đến cũng là lúc bắt đầu một năm học mới. Nhìn lại mấy năm trước, đại dịch Covid đã làm trì hoãn công việc học tập, đến trường ở nhiều nơi và ở chỗ cháu cũng bị ảnh hưởng. Chú Cuội biết không điều ước muốn đầu tiên của cháu là mọi người đều thật khỏe mạnh, mọi hoạt động có thể quay trở lại bình thường. Và đặc biệt, cháu rất mong được đến trường, đến lớp để được học tập, vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Chú Cuội hãy giúp cháu đem những ước mơ, mong ước của mình đi thật xa và sớm thành sự thật nhé.
Cháu chỉ muốn bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, giỏi để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Giúp đỡ thật nhiều người hơn nữa. Mong muốn của môt đứa trẻ nơi thành thị đó là được tham gia những hoạt động, những khu vui chơi mà không bị giới hạn khoảng cách giữa mọi người, để cho chúng cháu được vui chơi, giải trí, chứ không phải chỉ ở trong bốn bức tường với chiếc điện thoại thông minh. Bố mẹ cháu nói chỉ có giao lưu, mở rộng những mối quan hệ ngoài kia thì chúng ta mới trưởng thành và phát triển nhiều hơn. Mỗi mùa Trung Thu là cháu luôn mong được gặp chị Hằng và chú Cuội một lần để nói lên những điều ước của mình.Cảm ơn chú đã đọc thư của cháu và chúc chú trên đấy luôn mạnh khỏe.
Người viết thư,
Phạm Khánh Linh – 10 tuổi.
2. Chị Hằng Nga và chú Cuội là ai?
– Có nhiều truyền thuyết xoay quanh Hằng Nga trong đó ghi chép đầu tiên và sớm nhất về nhân vật này chính là “Hằng Nga bôn nguyệt” trong sách Hoài Nam tử. Theo đó, đó Hằng Nga cùng chồng mình là Hậu Nghệ từng là những vị thần bất tử trên thiên giới. Một ngày kia, Hậu Nghệ vốn là một thần tiên xuất chúng đã bắn hạ 9 mặt trời cũng là chính người con trai của Ngọc Hoàng để giảm bớt sự nóng bức và khô cằn cho nhân gian. Điều này đã làm Ngọc Hoàng nổi giận và đầy đôi phu phụ Hậu Nghệ xuống hạ giới. Về sau Hậu Nghệ được Tây Vương Mẫu ban tặng cho thuốc trường sinh. Chàng đem về nhà và cất nó vào 1 cái hộp. Trong một lần tò mò, Hằng Nga nuốt chứng loại thuốc của chồng nên đã bay thẳng lên trời và đáp xuống cung trăng. Tại đây, Hằng Nga kết bạn với thỏ ngọc và chế tạo thuốc Trường sinh.
– Chú Cuội lại là một nhân vật trong thần thoại dân gian Việt Nam. Chú Cuội được kể là một anh nông dân có cây thuốc cải tử hoàn sinh cùng một bà vợ mắc chứng hay quên. Khi vô tình tưới nước bẩn vào cây thuốc khiến cây bật gốc bay lên. Chú Cuội vì tiếc nên đã đuổi theo và bay lên cung trăng.Câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng yếu liên quan đến mặt trăng. Vậy nên, cứ đến ngày rằm tháng tám, mọi người lại dùng hình ảnh của cả hai như một biểu tượng của tết Trung thu.
3. Những điều thú vị về Tết Trung thu:
3.1. Tết Trung Thu có từ bao giờ?
– Ông bà ta thường có câu: “Quà nào bằng gia đình sum họp/ Tết nào vui hơn Tết đoàn viên.” Thật vậy, Trung thu được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên từ lâu đã trở thành ngày lễ lớn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam gắn liền với hình ảnh gia đình sum vầy quây quần bên mâm cỗ để ngắm trăng ăn bánh và uống trà. Có người cho rằng tết Trung thu vốn lưu truyền từ Trung Quốc du nhập tới Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế người Việt cũng có lễ hội trăng tròn mùa thu từ thời cổ đại được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ngoài ra cũng có những ghi chép đây là dịp mà vua Lý chọn làm ngày để tạ ơn thần rồng. Bởi theo quan niệm dân gian thì chính là nhờ thần rồng mà mùa vụ của dân chúng mới được bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.
3.2. Bí Ẩn Thỏ Ngọc:
– Về nguồn gốc của chú thỏ ngọc thì chuyện xưa lưu truyền rằng xưa có 3 nhân vật là khỉ cáo và thỏ được thượng đế thử thách khi hóa thân thành một ông lão nghèo và đến xin chúng thức ăn. Trong khi chú khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì lại trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu cho ông lão nhưng chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì thương ông già nghèo đói nên thỏ đã tự nhảy vào đống lửa ngay bên cạnh mình và tự nướng thân mình để làm thức ăn cho ông lão cảm động trước tấm lòng của thỏ thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng nhận nhiệm vụ dã thuốc trường sinh và làm bạn với chị Hằng Nga. Từ đó, thỏ có cái tên là thỏ ngọc.
3.3. Nguồn Gốc Của Bánh Trung Thu:
– Bánh trung thu đã trở nên quen thuộc và phổ biến trong những ngày rằm tháng tám hàng năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa lưu truyền, tục lệ ăn bánh nướng, bánh dẻo trong ngày Tết Trung Thu có liên quan đến cuộc nổi dậy chống quân Mông Cổ của người Trung Nguyên vào thế kỷ thứ 14. Được biết, gia đoạn cuối Triều Nguyên, người dân đã không thể chịu được sự cai trị tàn khốc của triều đình vì vậy đã đứng lên nổi dậy. Tuy nhiên, người lãnh đạo cuộc nổi dậy là Chu Nguyên Chướng, buồn phiền vì không thể tìm được cách truyền đi những thông điệp. Lúc đó, cố vấn của ông là Lưu Bá Ôn đã hiến ra một kế sách họ dùng giấy viết hẹn ngày khởi nghĩa vào đêm trăng sáng tức ngày 15 tháng 8 âm lịch đặt vào giữa những chiếc bánh hình tròn và gửi làm quà tặng cho các lực lượng binh mã. Sau đó, cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên triều đại nhà Minh. Từ đó, vào ngày trăng tròn, người ta thường ăn những chiếc bánh tròn như là một phong tục trong ngày lễ trung thu của người Trung Quốc và dần dần đã được du nhập sang Việt Nam.
3.4. Những cấm kỵ trong Tết Trung thu:
– Xưa nay, các cụ đã dạy rồi “Có thờ – có thiêng, có kiêng – có lành”.Nhất là Tết Trung Thu, là lúc trăng sáng nhất cũng là thời điểm âm khí dễ vượng trên mâm cỗ cúng không được dùng bánh trái hoa quả có hình dạng méo mó xấu xí để thắp hương. Đồ cúng phải được nguyên vẹn, đẹp đẽ thì phúc lộc mới được tròn đầy. Nên mặc trang phục sáng màu để thu hút vận khí. Tránh mặt những bộ đồ đen tối tăm.
– Người xưa cũng khuyên, những người đang ốm hay phụ nữ mới sinh con thì đều không nên ra ngoài, chơi bời vào đêm trung thu. Vì rất đông người nên sẽ càng thêm mệt mỏi. Còn riêng với các bạn nhỏ thì cũng không nên rước đèn về quá muộn hoặc chơi những trò chơi như là trốn tìm vì có thể gặp phải những người xấu hoặc đen hơn có thể gặp một số những hiện tượng tâm linh đáng sợ nào đó. Khi lựa chọn đồ chơi, không nên đeo những khuôn mặt ma quỷ gớm ghiếc. Vì nó có thể sẽ chiêu mở những năng lượng xấu đến cho chính bản thân.