Một trong những nguyên nhân phát triển của các nước tư bản Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là vai trò quản lí, điều tiết của nhà nước. Qua đó, trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm này từ các nước Tây Âu. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Việt nam có thể học được gì từ sự phát triển kinh tế Tây Âu.
Mục lục bài viết
1. Việt nam có thể học được gì từ sự phát triển kinh tế Tây Âu:
A. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước.
B. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
D. Xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế.
Đáp án: Chọn A.
Lời giải:
Một trong những nguyên nhân phát triển của các nước tư bản Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là vai trò quản lí, điều tiết của nhà nước. Qua đó, trong quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm này từ các nước Tây Âu.
2. Sự phát triển kinh tế Tây Âu:
– Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tới khoảng 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục
– Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, kinh tế Tây Âu ổn định và phát triển nhanh chóng. Tây Âu trở thành 1 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
– Nguyên nhân phát triển:
+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại
+ Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý, điều tiết nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC..
– Từ 1973 – 1990, kinh tế Tây Âu không ổn định, suy thoái
– Từ 1994, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây ?
A. EEC ⇒ EU ⇒EC.
B. EC ⇒ EEC ⇒EU.
C. EEC ⇒ EC ⇒EU.
B. EU ⇒ EEC ⇒EC.
Đáp án: C
Giải thích: Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua (Luxembourg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC). Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Ngày 07/12/1991, Hiệp ước Maxtrich được ký kết, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
Câu 2. Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên ?
A. 6 thành viên. B. 10 thành viên.
C. 15 thành viên. D. 25 thành viên.
Đáp án: C
Giải thích: Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có 15 thành viên.
Câu 3. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU từ khi nào?
A. Năm 1999. B. Năm 2000.
C. Năm 2001. D. Năm 2002.
Đáp án: D
Giải thích: Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu EURO được phát hành và chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU vào ngày 1/1/2002.
Câu 4. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX, quốc gia Tây Âu nào sau đây luôn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A. Cộng hòa Dân chủ Đức. B. Anh.
C. Pháp. D. Phần Lan.
Đáp án: B
Giải thích: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX, Anh luôn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 5. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết
A. chính trị – kinh tế.
B. kinh tế – văn hóa.
C. quân sự – kinh tế.
D. chính trị – quân sự.
Đáp án: A
Giải thích: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào tổ chức quân sự nào do Mĩ đứng đầu?
A. VÁCSAVA. B. NATO. C.ASEAN. D. EU.
Đáp án: B
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu.
Câu 7. Nguyên nhân khiến kinh tế Pháp phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 – 1973 là
A. thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
C. nhập được nguyên liệu từ các nước tư bản Tây Âu.
D. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Masan”.
Đáp án: B
Giải thích: Cũng như các nước Tây Âu khác, nguyên nhân khiến kinh tế Pháp phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 – 1973 là áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Pháp xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?
A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh.
B. Mĩ, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Đức.
C. Mĩ, Nhật Bản, Phần Lan, Tây Đức.
D. Mĩ, Anh, Áo, Tây Đức.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Pháp thứ năm trong khối tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức và Anh.
Câu 9. Từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á.
C. hợp tác với Liên Xô.
D. liên minh với các nước Đông Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 10. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng chủ yếu nhờ
A. ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức.
C. tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.
D. quân sự hoá nền kinh tế sau chiến tranh.
Đáp án: B
Giải thích: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng chủ yếu nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức khoảng 50 tỉ Mác.
Câu 11. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Đức tái thống nhất vào thời gian nào?
A. Năm 1989. B. Năm 1990.
C. Năm 1991. D. Năm 1992.
Đáp án: B
Giải thích: Sau khi bức tường Béclin bị phá bỏ (11/1989) và Chiến tranh lạnh kết thúc (12/1989), nước Đức đã tái thống nhất vào ngày 3/10/1990.
Câu 12. Nhật Bản và Tây Âu trở thành những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới từ thời gian nào?
A. Từ năm những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Từ năm những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Từ năm những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Từ năm những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản và Tây Âu trở thành những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
Câu 13. Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học từ sự phát triển kinh tế của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Vay mượn nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài.
B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.
C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ châu Âu.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Đáp án: D
Giải thích: Nhờ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nên kinh tế các nước Tây Âu đã phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, Việt Nam có thể áp dụng bài học này vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 14. Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
B. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.
C. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.
D. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là Kế hoạch phục hưng châu Âu.
Câu 15. Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. để phục hồi và phát triển kinh tế.
B. muốn trở thành đồng minh của Mĩ.
C. để xâm lược các quốc gia khác.
D. cạnh tranh với Liên Xô.
Đáp án: A
Giải thích: Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là để phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
THAM KHẢO THÊM: