Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một tên tuổi nổi tiếng với tài năng vượt trội và những tác phẩm văn học đầy giá trị ở trong kho tàng văn học Việt Nam. “Hạt gạo làng ta” là một bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ rất hay và ý nghĩa của Trần Đăng Khoa. Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta.
Mục lục bài viết
- 1 1.Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta:
- 2 2. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta hay nhất:
- 3 3. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta cảm động nhất:
- 4 4. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta chân thành nhất:
1.Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta:
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện được tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc của quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê của tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm”, trong đó còn có những lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của những hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định được mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả khá chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây ra thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái nóng oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi vật cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ Hạt gạo làng ta còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của công sức lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra được hạt vàng đáng quý – hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
2. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta hay nhất:
“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ rất hay và ý nghĩa của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đoạn điệp khúc “Hạt gạo làng ta” được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ giúp tạo nên được nhịp điệu như bài đồng ca, đồng thời nhấn mạnh sự trân trọng, tự hào của chính tác giả với những hạt gạo quê hương. Đối với nhà thơ, hạt gạo không chỉ là kết tinh từ tinh hoa của đất trời, mà còn từ sự lao động hăng say của con người, đi qua khói lửa chiến tranh nhưng vẫn vươn lên xanh tốt. Trong bài thơ, hình ảnh những người nông dân hiện lên thật chăm chỉ, chịu khó, vượt qua được những khó khăn của thời tiết lẫn những nguy nan của chiến tranh để bảo vệ cây lúa. Cùng với người lớn, những bạn nhỏ cũng rất chăm chỉ và chịu khó. Tuy còn nhỏ nhưng các bạn vẫn đóng góp sức mình cho những cánh đồng lúa từ sáng sớm cho đến chiều, tối. Những hành động đó vừa ngộ nghĩnh lại rất đáng khen và quý trọng. Từ đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã khắc họa hình ảnh đoàn kết, đồng lòng cấy cày làm ra hạt lúa của những người dân trong thời chiến để gửi ra tiền tuyến cho những người lính trên chiến trường. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” không chỉ khơi gợi ra những cảm xúc sâu lắng mà còn để lại trong lòng người đọc suy nghĩ sâu sắc về giá trị của công sức lao động và tình yêu quê hương. Tác phẩm này đã được phổ nhạc, dễ dàng đi vào lòng người thông qua những lời ca tiếng hát, trở thành lời cảm ơn sâu sắc dành cho nhà thơ Trần Đăng Khoa và tình yêu quê hương đất nước.
3. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta cảm động nhất:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một tên tuổi nổi tiếng với tài năng vượt trội và những tác phẩm văn học đầy giá trị ở trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong giai đoạn đất nước còn nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp truyền thống, ông đã tạo ra một tác phẩm tuyệt vời mang tên “Hạt gạo làng ta”. Bài thơ này đã thể hiện tình yêu chân thành và sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và những “sản vật” quý giá mà vùng đất này mang lại được. Viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng, không gò bó, “Hạt gạo làng ta” dễ dàng chạm đến cảm xức của người đọc bằng những tứ thơ mới mẻ, giàu cảm xúc. Ngay từ khổ đầu tiên, tâm hồn của tác giả đã hòa quyện với hình ảnh hạt gạo, tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc về quê hương đất nước. Hạt gạo được mô tả là ngon vì thấm đượm “vị phù sa” từ dòng sông Kinh Thầy chảy qua những cánh đồng yên bình, cộng thêm “hương sen thơm” và lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa. Hạt gạo không chỉ đơn thuần là sự kết tinh của thiên nhiên mà còn là sản phẩm của những giọt mồ hôi, công sức vất vả của những người nông dân. Thời tiết khắc nghiệt cũng thử thách sự bền bỉ của người trồng lúa. Tác giả miêu tả rất chi tiết về những tháng bảy với cơn bão lớn, tháng ba với những trận mưa kéo dài và cái nóng oi bức của tháng sáu, tất cả đều ảnh hưởng đến vụ mùa. Hạt gạo còn gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc ta, là quà tình cảm từ hậu phương gửi ra tiền tuyến, nuôi dưỡng sức khỏe và tinh thần cho tất cả những người lính nơi chiến trường. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” không chỉ khơi gợi được những cảm xúc sâu lắng mà còn để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc về giá trị của lao động chăm chỉ và tình yêu quê hương. Thêm nữa, sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người đọc, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra được hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà nó còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người ở mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga.
4. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta chân thành nhất:
Hạt gạo làng ta là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng thể thơ bốn chữ với ngôn từ giản dị và giọng thơ hồn nhiên. Hạt gạo là hình ảnh trung tâm, xuất hiện trong bài thơ với nhiều những ý nghĩa sâu sắc. Với hình ảnh này, tác giả muốn nói lên giá trị to lớn của hạt gạo, đó là mỗi một hạt gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi công sức, chống lại với sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ dũng cảm nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là những giọt mồ hôi, là những đắng cay, vất vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn, đến ngay cả các em nhỏ cũng góp một phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của những hạt gạo quý giá biết nhường nào. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cùng với đó là hình ảnh gần gũi khiến cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn. “Hạt gạo làng ta” là một hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương đất nước. Hạt gạo được tạo ra từ giọt mồ hôi của người nông dân, trải qua những khắc nghiệt của thời tiết hay cả sự tàn phá của chiến tranh. Hạt gạo được gửi cho những người chiến sĩ ở nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Qua bài thơ, Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến chính những dân lao động hai sương một nắng. Từ đó, chúng ta biết trân trọng hơn sức lao động, sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.
THAM KHẢO THÊM: