Bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm tiêu biểu và cảm động nhất thể hiện nỗi nhớ thương da diết của người chiến sĩ nơi tiền tuyến gửi đến người mẹ hiền nơi hậu phương. Mời các bạn đón đọc và tham khảo một số đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi" nhé.
Mục lục bài viết
1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi hay nhất:
“Bầm ơi” là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình mẫu tử. Bài thơ nằm trong tập thơ “
2. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi chọn lọc:
Tình mẫu tử là nguồn cảm hứng bất tận để các thi nhân chắp bút viết nên những tác phẩm để đời. Trong kho tàng văn học Việt Nam, bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu cũng là một trong những tác phẩm ấn tượng và xúc động nhất viết về nỗi nhớ của người con dành cho mẹ của mình. Bài thơ là lời bộc bạch đầy tâm tình về nỗi nhớ thương da diết của người lính ở chiến trường gửi đến người mẹ nơi hậu phương. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ vô cùng tần tảo, một nắng hai sương, hết mực hi sinh vì con của mình. Dù thời tiết khắc nghiệt, buốt giá, mưa dầm gió rét, mẹ vẫn miệt mài ra đồng cấy lúa để nuôi các chiến sĩ, để đóng góp sức mình vào cuộc kháng chiến của quê hương. Và trong lòng mẹ lúc nào cũng luôn lo lắng, nhớ nhung con, chỉ mong con có thể bình an trở về. Mẹ vừa yêu con lại vừa yêu Tổ quốc, con cũng thương bầm, yêu nước đến vô cùng. Tình mẫu tử cao đẹp này đã chạm đến hàng triệu trái tim của mọi người khi đọc tác phẩm này. Qua bài thơ, nhà thơ Tố Hữu muốn ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến và muốn mượn vần thơ để bày tỏ tình cảm, nỗi nhớ nhung của những người con xa quê dành cho mẹ của mình.
3. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi đặc sắc nhất:
Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên với những vẻ đẹp phẩm chất sáng ngời và giàu tình yêu thương con được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Nhà thơ Tố Hữu là một cây đại thụ của làng thơ cách mạng Việt Nam. Bên cạnh những áng thơ ca ngợi và kể lại dòng lịch sử cách mạng nước ta, nhà thơ Tố Hữu còn nổi tiếng với các tác phẩm giàu tình yêu quê hương, yêu con người. Tác phẩm “Bầm ơi” là bức tranh hiện thực đẹp đẽ về tình mẫu tử và sự hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh. Lấy tiếng gọi “bầm ơi” đầy bình dị, dân dã để gọi người mẹ, tác giả muốn bộc lộ nỗi nhớ nhung và lo lắng của người con xa nhà dành cho mẹ. Đó là nỗi nhớ da diết, thầm kín mà người con không thể bộc bạch với ai. Vì chiến tranh kéo dài không ngừng, vì quê hương đất nước, vì tình yêu thương con, mẹ không ngần ngại khó khăn, gian khổ mà miệt mài làm việc để sản xuất lương thực, trở thành hậu phương vững chắc đồng hành cùng con và các chiến sĩ ngoài chiến trường. Bài thơ đã thể hiện rõ nét tình yêu thương, nỗi nhớ mong tha thiết của người con dành cho mẹ. Trong tình cảnh gian khó của chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam càng hiện lên vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó và hết lòng hi sinh vì các con. Đọc bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu ta càng thấm thía hơn tình mẫu tử sâu đậm trong thời chiến. Tình yêu thương vô bờ ấy đã tiếp thêm sức mạnh phi thường cho những người lính để họ sẵn sàng vác súng đi chiến đấu và làm nên những chiến thắng vẻ vang oai hùng của dân tộc.
4. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi xúc động nhất:
Tình yêu mẹ và tình yêu đất nước luôn tồn tại song song trong trái tim của những người chiến sĩ. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Khi chiến tranh nổ ra, những người lính phải dứt áo ra đi không rõ ngày trở về. Điều này cả người mẹ già ở hậu phương cũng thầm biết trong lòng, vậy nên mới luôn lo lắng, xót thương con. Người con nơi “tiền tuyến” cũng một lòng hướng về quê hương, về người mẹ hiền “thương bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”. Thứ tình cảm yêu thương này xuất phát từ hai chiều, nơi tiền tuyền và hậu phương đều hướng về nhau và đồng lòng hướng về quê hương, đất nước. Tình mẫu tử và tình yêu nước đã hoà quyện với nhau trong lòng người lính tạo nên một sức mạnh lớn lao để họ vượt qua những trận mưa bom lửa đạn ác liệt của chiến tranh. Thật cảm động và cao cả biết bao! Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống giàu sức gợi cùng các biện pháp nghệ thuật, nhà thơ Tố Hữu đã cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp của những người chiến sĩ và những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kháng chiến. Khói lửa bom đạn khắc nghiệt của chiến tranh cũng không thể xoá nhoà đi thứ tình cảm sâu sắc ấy. Họ luôn lo lắng, nhớ nhung, quan tâm lẫn nhau và đồng lòng, góp sức hướng về quê hương, đất nước mình. Bài thơ “Bầm ơi” đã trở thành bài thơ bất hủ được những người chiến sĩ cách mạng sử dụng rất nhiều trong chiến tranh để gửi gắm và bày tỏ nỗi lòng đến người mẹ ở quê nhà.
5. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi ấn tượng nhất:
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm viết về người mẹ và tình mẫu tử sâu nặng. Một trong số đó, ta không thể không kể đến bài thơ “Bẩm ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm nằm trong tập thơ Việt Bắc, là kết quả của sự hiệp lực nghệ thuật của Tố Hữu và các nghệ sĩ khi họ thăm làng Gia Điền ở Phú Thọ. Trong một chuyến công tác đến nơi đây, họ nhận được sự chào đón nồng hậu bởi cụ Gái – một người dân địa phương thân thiện, mến khách.
Cụ đã nhường lại chỗ ngủ của mình cho nhà thơ còn cụ ngủ ở trong căn bếp nhỏ. Mỗi bữa cơm, cụ lại chuẩn bị rất chu đáo và gọi họ xuống ăn cơm, trò chuyện vui vẻ, đầm ấm như người nhà. Cụ chia sẻ con trai đang trên chiến trường nên khi thấy những người lính, cụ cảm thấy thân quen, gần gũi vô cùng. Trong thời gian ở đó, nhà thơ Tố Hữu bị ấn tượng sâu sắc bởi tình cảm chân thành và sự hy sinh của cụ Gái nên ông đã sáng tác ra bài thơ “Bầm ơi”. Bài thơ như một lời nhắn gửi của người con trai ở chiến trường gửi cho mẹ của mình ở quê nhà. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ lục bát dân tộc đầy chân thành và gần gũi, khiến cho bài thơ giống như một bản hò hẹn, một bài hát êm ái hơn là một bài thơ. Tác giả thông qua bài thơ đã vẽ nên hình ảnh của Bầm – một biểu tượng của người mẹ anh hùng Việt Nam, người đã hy sinh và làm việc vất vả trong những thời kỳ khó khăn nhất. Ở những người mẹ anh hùng đó toát lên sự tần tảo, chịu thương chịu khó, mạnh mẽ, kiên cường và đặc biệt vô cùng yêu thương các con. Không chỉ là một câu chuyện về tình mẫu tử sâu nặng, “Bầm ơi” còn là câu chuyện về thời chiến, về chiến tranh, về những nỗi đau và hy sinh không thể nào quên. Những hình ảnh đó thật sự vô cùng xúc động và chạm tới trái tim của người đọc.
THAM KHẢO THÊM: