Các mẫu bài văn kể về một ngày hội mà em biết bao gồm những bài văn mẫu hay chọn lọc là tài liệu học tập hữu ích, giúp các thầy cô hướng dẫn các em viết bài văn kể chuyện lớp 3, giúp các em hoàn thiện bài văn tả về lễ hội lớp 3 hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo chi tiết để có thật nhiều tài liệu hay kể về lễ hội.
Mục lục bài viết
1. Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em – Lễ hội chùa Hương:
Quê tôi ở Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn Hiến, với nhiều lễ hội được tổ chức quanh năm nhưng nổi tiếng nhất là lễ hội chùa Hương. Mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng xóa trên núi rừng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng nhau cầu nguyện, cúng bái, còn các du khách khắp bốn phương mọi miền Tổ quốc thì nô nức trẩy hội chùa Hương để chiêm bái Đức Phật. Nới Trác tích Bồ Tát Quan Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày Lễ hội chùa Hương được khai hội. Ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng nhưng sau này trở thành ngày đầu tiên diễn ra lễ hội của người dân địa phương. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Một ngày trước ngày mở hội, tất cả các đình, chùa, miếu đều khói hương nghi ngút, cả xã Hương Sơn được bao trùm trong không khí của lễ hội. Đội múa lân mở đầu và biểu diễn để thu hút du khách và các Phật tử từ khắp nơi tụ hội về đây.
Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về “thiền”. Nhưng bên ngoài ngôi đền, họ thờ các vị thần núi cao thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là “Chân Long Linh Từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản núi rừng xung quanh dưới danh hiệu “tỳ nữ Túy Hồng”, vị thần tối cao của núi. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ Ngũ hổ và tín ngưỡng thờ thần cá. Lễ dâng hương được tổ chức tại chùa Trong, gồm có hương, hoa, đèn, nến, trái cây và đồ ăn chay. Trong buổi lễ, hai vị sư và một vị tăng ni mặc áo cà sa mang lễ vật chay lên bàn thờ, rồi sau đó mới tiến dùng các lễ vật trên bàn thờ. Hai vị tăng ni nhảy múa rất duyên dáng và đẹp mắt trong khi gảy đàn. Từ ngày đầu tiên của lễ hội cho đến khi kết thúc lễ hội, chỉ thỉnh thoảng mới có các nhà sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh trong vòng nửa giờ tại các tháp, miếu, chùa. Và khói hương thì không bao giờ dứt. Trong lễ hội chùa Hương, con đường dẫn vào chùa luôn đông đúc với hàng trăm chiếc thuyền qua lại, khiến cho việc ngắm cảnh trên thuyền và trải nghiệm xứ sở thần tiên, vãn cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật càng trở nên thú vị hơn. Mọi người hòa mình vào núi non thiên nhiên, viếng thăm chùa chiền và bắt đầu một hành trình mới: đó là hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc chơi leo núi tạo ra tâm lý kỳ vọng và mong muốn đạt được cái đẹp trong lòng của con người. Và sự mong đợi về cái đẹp chắc chắn sẽ khiến con người cảm thấy sảng khoái và yêu cuộc đời này hơn.
2. Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em – Lễ hội Đấu vật:
Lễ hội đấu vật ở Thủ Lễ quê tôi đã có từ hàng trăm năm nay. Từ thời nhà Nguyễn, lễ hội đấu vật đã được tổ chức để tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh đi bảo vệ đất nước. Ngày nay, lễ hội đấu vật truyền thống được tổ chức với quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn. Đấu trường nằm ở phía trước sân của sân đình Thủ Lễ. Đình Thủ Lễ là một ngôi nhà cổ rộng lớn và còn nguyên vẹn, đã nhiều lần được vua Nguyễn sắc phong và hiện được coi là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Trước khi lễ hội đấu vật bắt đầu, các già làng và tộc trưởng trong làng sẽ đích thân thực hiện nghi lễ tại trong nội điện của khu đình làng Thủ Lễ. Lễ hội đấu vật sau đó đã mở đầu bằng màn trình diễn của hai đô vật giàu kinh nghiệm trong làng cùng với những pha biểu diễn đẹp mắt và đầy gay cấn. Cuối cùng là những trận đấu hấp dẫn, ngang tài ngang sức và đẹp mắt giữa các đô vật. Lễ hội đấu vật năm nay thu hút hơn 100 đô vật nam, nữ gồm các thanh niên, thiếu niên khỏe mạnh đến từ các xã, thị trấn, thành phố trên địa bàn huyện Quảng Điền và các vùng lân cận. Lễ hội được thi đấu ở hai nội dung: đấu vật truyền thống và đấu vật tự do. Các nguyên tắc của luật đấu vật dân tộc được áp dụng cho các lễ hội đấu vật. Để một đô vật tiến vào bán kết, họ phải vượt qua vòng loại và đánh bại hai đối thủ. Ở trận bán kết, các đô vật phải đánh bại một đối thủ trước khi tiến vào vòng chung kết. Đô vật không được phép thực hiện các đòn tấn công nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khóa trái khớp, tấn công vào đầu, túm tóc hoặc tấn công vào hạ bộ hoặc mắt. Không được dùng tiểu xảo mà hạ đối thủ “lấm lưng trắng bụng” (vật đối thủ chạm lưng xuống đất). Các đô vật đã thể hiện những trận đấu kịch tính và những động tác đấu vật đẹp mắt trước khán giả. Các đô vật nữ cũng tụ hội tại Lễ hội đấu vật làng Thủ Lễ, nơi diễn ra những trận đấu đẹp mắt. Lễ hội đấu vật Thủ Lễ thu hút rất nhiều du khách mỗi năm và tạo nên không khí vui vẻ cho quê hương tôi.
3. Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em – Lễ hội cầu ngư Nha Trang:
Từ nhỏ tôi đã được tham dự nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến tôi thích thú nhất là lễ hội Cầu ngư ở Nha Trang. Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị rất kỹ càng và kỹ lưỡng, thể hiện phần nào sự tôn trọng và quan tâm đến lễ hội của người dân nơi đây. Vào ngày diễn ra lễ hội, rất đông người dân và du khách đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu vào sáng sớm với nghi lễ Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi lễ này là rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để ra khơi trên chiếc thuyền rồng. Những người khiêng kiệu được lựa chọn kỹ lưỡng và tất cả đều phải là những người trai trẻ, khỏe mạnh. Dọc theo lối đi của đường kiệu, người dân xếp hàng dâng lễ vật và thắp hương. Khi đến bờ biển, có 15 chiếc thuyền xếp thành hình chữ V hướng ra biển. Có những lễ vật được chuẩn bị kĩ càng, tươm tất ở phía trước mỗi chiếc thuyền. Đoàn ghe hướng về phía Lăng Ông. Trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để chào đón. Ngoài ra, lễ Sắc phong còn là một hoạt động được rất nhiều người yêu thích trong Lễ hội Cầu ngư. Buổi lễ bao gồm hai đám rước, một đám đi từ phía bắc và một đám đi từ phía nam, cùng nhau tiến về phía Lăng Ông. Nhóm được dẫn đầu bởi một đội múa sư tử và rồng biểu diễn những âm thanh sống động và những điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau là mô hình thuyền lớn được trang trí bắt mắt và sang trọng. Trên thuyền có một số ngư dân thực hiện các động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, chiếc thuyền mô hình này được khoảng hai mươi tháng niên di chuyển vác ở phía dưới. Khi đến với Lễ hội Cầu ngư, bạn có thể chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa và hòa vào dòng người theo dõi lễ hội hết sức náo nhiệt và sôi động. Tôi mong rằng những lễ hội như vậy sẽ được gìn giữ và bảo tồn mãi mãi.
4. Viết đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em – Tết Trung thu:
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Vào ngày này, trẻ em làng tôi rất hào hứng được mặc quần áo đẹp, mang theo đồ chơi và cùng bạn bè đón Tết thiếu nhi. Trước ngày hội, mẹ tôi đi chợ chuẩn bị những chiếc đèn lồng hình ngôi sao thật đẹp cho tôi. Đúng 7 giờ tối, trong lúc bạn bè hò reo ngoài cổng, tôi xin phép bố mẹ hòa vào đám đông để đi rước đèn, trên tay cầm đèn sáng lung linh. Lộ trình của bọn trẻ chúng tôi sẽ đi từ cuối làng đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân rước đèn các anh chị thanh niên. Anh chị mỗi người đều cầm một cái trống và hòa nhịp đánh lên các bài hát rất đồng điệu. Sau đó có các anh chị sẽ bắt cái để chúng tôi hát nhiều bài hát thiếu nhi khác nhau. Cuối đoàn sẽ có một hàng người lớn đi theo các con mình đến Đình làng, rồi cùng lên đình phá cỗ. Lúc đầu, cả nhóm chia thành hai hàng, nhưng một lúc sau các bạn đã nháo nhào chạy xích lại gần nhau hơn, cùng trò chuyện, cười đùa vui vẻ. Khi chúng tôi đến đình làng, trên đó đã có sẵn một mâm ngũ quả và một đĩa bánh kẹo với hoa quả. Chúng tôi nhanh chóng ngồi vào mỗi bàn. Bí thư của làng sẽ giữ vai trò chủ trì. Chú Cuội và chị Hằng xuất hiện và tặng quà cho các bạn nhỏ. Khi bắt đầu phá cỗ thì buổi biểu diễn âm nhạc cũng bắt đầu nữa. Xen kẽ là những trò chơi lạ mà anh chị đã chuẩn bị từ trước. Chúng tôi chơi với nhau rất vui vẻ và trở về nhà khi trăng đã lên cao. Hàng năm, lễ hội Trung thu mang lại cho tôi những kỷ niệm thật khó quên. Khi trưởng thành và chín chắn hơn, những cảm xúc khác nhau ấy lại nảy sinh trong lòng tôi mỗi dịp Tết Trung thu về. Đó là những nốt nhạc vui trong bản nhạc tuổi thơ của tôi.