Kể lại một truyền thuyết lớp 6 là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là các mẫu đoạn văn kể lại một truyền thuyết lớp 6 siêu hay để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn hay và ý nghĩa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất:
- 2 2. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Thánh Gióng:
- 3 3. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Sơn Tinh Thủy Tinh:
- 4 4. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Bánh chưng bánh giầy:
1. Dàn ý kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất:
1.1. Lựa chọn truyền thuyết và ngôi kể chuyện:
– Ví dụ chọn truyền thuyết “Thánh Gióng”.
– Chọn ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba (như một truyền thuyết bạn đã đọc, đã nghe) hoặc ngôi thứ nhất là “tôi”.
1.2. Tóm tắt câu chuyện:
Kể lại các sự việc chính của câu chuyện theo trình tự thích hợp (thường là trước và sau, theo trình tự thời gian nguyên nhân – kết quả).
– Xác định các từ ngữ then chốt với giọng kể thích hợp. Ghi nhớ chính xác các từ chỉ thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. Xác định chính xác các từ khóa của nhân vật để không bỏ sót từ nào khi kể lại.
– Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết “Thánh Gióng” chứa đựng giấc mơ của những anh hùng dân tộc ta đã chiến đấu chống lại kẻ thù. Đồng thời còn thể hiện tinh thần mạnh mẽ, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi của đất nước.
2. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Thánh Gióng:
Ngày xửa ngày xưa, dưới thời vua Hùng Vương thứ 16, có một cặp vợ chồng đã già mà chưa có con. Hai ông già và bà lão ở làng Gióng nổi tiếng là những người hiền lành, tốt bụng nhưng không hiểu sao họ lại gặp phải điều không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, bà lão đi ra đồng và bất ngờ nhìn thấy những dấu chân lớn. Bà lão ngạc nhiên và đặt chân vào đó để xem dấu chân đó to đến mức nào. Thời gian trôi qua, bà lão không còn nhớ đến bước chân xưa nữa nhưng một ngày nọ, bà đột nhiên có thai. Hai vợ chồng bà lão rất vui mừng và sinh ra một cậu bé khôi Ngô, tuấn tú. Tuy nhiên, kể từ khi đứa trẻ này chào đời, dù được đặt ở đâu, nó cũng không thể nói, cười hay đi lại. Hai vợ chồng bà lão từ khi vui sướng vì sinh được con mà bây giờ thì lo lắng, buồn bã không hiểu tại sao.
Lúc bấy giờ giặc Ân xâm lược nước ta. Chúng khiến xho đời sống người dân vô cùng khốn khổ, đất nước hiện đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhà vua sai sứ giả đi báo tin để kêu gọi những người hiền tài đứng lên giúp vua cứu nước. Người sứ giả cuối cùng đến làng Gióng. Khi cậu bé nghe thấy giọng nói của người sứ giả, cậu bất ngờ gọi mẹ. ”Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con.” Vợ chồng bà lão vô cùng ngạc nhiên khi biết bao ngày thấy con không nói hay cười mà hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ. Ông bà lão rất vui mừng và liền mời sứ giả vào nhà.
Khi sứ giả vào nhà, cậu bé liền yêu cầu sứ giả chuẩn bị đủ vũ khí để đánh giặc: ngựa sắt, áo sắt, áo giáp sắt để phá tan quân xâm lược. Sứ giả vui mừng vội vàng về tâu lên nhà vua chuẩn bị vũ khí. Nhà vua đồng ý làm theo lời của cậu bé. Điều kỳ lạ hơn nữa là từ khi Thánh Gióng gặp sứ giả của nhà vua, cậu đã lớn rất nhanh, cha mẹ có cho bao nhiêu đồ ăn cũng không ăn đủ, chẳng bao lâu quần áo của cậu cũng trở nên chật chội hết. Cậu bé nhanh chóng lớn lên thành một người chàng trai cao lớn, cường tráng và khí thế ngút trời.
Chẳng mấy chốc, nhà vua sai người mang theo mọi thứ Gióng yêu cầu. Thánh Gióng liền lên đường đi đánh giặc. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi gươm gãy, Gióng nhổ bụi cây bên đường đánh bay giặc ngoại xâm. Một lúc sau, ngựa của Thánh Gióng đã tới chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng lập tức cởi bỏ bộ giáp sắt và bay thẳng lên trời. Để tưởng nhớ những chiến công của Thánh Gióng, nhà vua đã ra lệnh cho người dân của mình xây dựng một ngôi đền thờ vị tướng này tại quê hương làng Gióng của ông. Cho đến ngày nay, nhiều dấu vết xưa vẫn còn, người ta thường đến chùa Phù Đổng Thiên Vương vào tháng 4 hàng năm để tỏ lòng thành kính với ông.
3. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Sơn Tinh Thủy Tinh:
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Tên nàng công chúa ấy là Mị Nương. Người thì đẹp như hoa, còn tính cách thì vô cùng dịu dàng. Nhà vua muốn chọn một người chồng xứng đáng cho con gái mình nên đã tổ chức lễ kén rể.
Một ngày nọ, có hai người đàn ông đến cầu hôn Mị Nương. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi cồn bãi, còn khi vẫy tay về phía tây thì phía tây mọc lên bao dãy núi đồi. Chàng được người ta gọi là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Cả hai người đều ngang sức ngang tài khiến vua vô cùng khó xử, băn khoăn, không biết nên chọn ai là chàng rể xứng đáng cho con gái mình. Sau đó, nhà vua gọi các Lạc hầu vào bàn bạc và nói chuyện với họ, rồi vua gọi hai chàng trai vào và nói:
– Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.
Cả hai cùng nghe xong, liền tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì. Vua Hùng liền nói:
– Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh là người đầu tiên mang lễ vật đến trước. Nhà vua hài lòng và quyết định gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên nổi giận dẫn quân tấn công Sơn Tinh. Thần triệu mưa gió, tạo ra bão tố rung chuyển đất trời, dâng mực nước sông tấn công Sơn Tinh. Toàn bộ ruộng đồng, nhà cửa chìm trong nước, nước tràn lên đồi núi, thành Phong Châu nổi trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ để nâng cao mọi ngọn đồi, dời chuyển mọi dãy núi và xây dựng những bức tường đất ngăn ngừa dòng nước lũ. Nước sông dâng lên, đồi núi cũng cao lên.
Hai người đã chiến đấu trong nhiều tháng. Cuối cùng, Sơn Tinh vẫn vững vàng nhưng sức của Thủy Tinh đã cạn kiệt, thủy thần buộc phải rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu. Năm nào Thủy Tình cũng nổi nước lên tấn công Sơ Tinh. Tuy nhiên, lần nào Thủy Tinh cũng phải chịu thất bại nặng nề.
4. Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết chọn lọc hay nhất – Bánh chưng bánh giầy:
Khi Hùng Vương về già, vua muốn tìm người nối ngôi. Tuy nhiên, vì nhà vua có 20 người con trai nên ông không biết chọn ai sẽ phù hợp và xứng đáng. Giặc thù bên ngoài đã được dẹp yên, nhưng nhân dân ấm no thì ngai vàng cũng mới ấm. Thế là nhà vua tập hợp các con lại và nói:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân đã nhiều lần đến xâm lược bờ cõi, nhưng nhờ phúc ấm Tiên Vương nên ta đã đánh đuổi được chúng. Nhưng ta già rồi, không sống mãi được, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các con trai cố làm vừa ý lòng vua cha, nhưng ý vua cha như thế nào thì không có một ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật to để đem lễ Tiên vương. Chỉ có Lang Liêu là không biết phải làm sao. Chàng là đứa con thứ 18. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, lâm bệnh và qua đời. So với các anh em của mình, chàng là người thiệt thòi nhất. Trong khi các anh trai cử người đi tìm kiếm báu vật trong rừng và dưới biển thì Lang Liêu chỉ làm công việc đồng áng. Ở nhà chỉ có khoai và lúa, mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.
Một đêm Lang Liêu nằm mộng, thấy Thần đến bảo:
– Này con, trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo. Gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi mà không chán. Vậy con hãy lấy thứ gạo nếp để làm ra bánh hình tròn và hình vuông, lấy lá xanh bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh.
Lúc Lang Liêu tỉnh lại, chàng rất vui mừng. Chàng nhận ra rằng lời thần là đúng. Vì thế chàng đã chọn loại gạo nếp trắng nguyên chất, có mùi thơm đậm đà. Mỗi hạt đều tròn và được rửa sạch. Sau đó, chàng chuẩn bị đậu xanh và thịt lợn, gói thành từng ô vuông bằng lá dong lấy ở vườn rồi luộc cả ngày lẫn đêm. Để thay đổi mùi vị, chàng gạo cũng lấy loại gạo nếp ấy, xay giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.
Ngày của Tiên vương đã đến. Các hoàng tử mang đến vô số sợ hào hải vị. Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý nên vua cho gọi chàng lên hỏi. Lang Liêu nói về giấc mơ được gặp Thần và giải thích nguyên liệu, cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Nhà vua suy nghĩ và chọn hai loại bánh để dâng lên trời, đất cùng Tiên Vương.
Sau buổi lễ, nhà vua ra lệnh mang bánh xuống để các cận thần thưởng thức. Mọi người đều khen ngon
Nhà vua nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài Mĩ vị, ngụ ý cho sự đùm bọc. Lang Liêu dâng lễ vật rất hợp với ý ta. Nên ta sẽ truyền ngôi chợ Lang Liêu.
Từ đó nước ta chăm nghề trồng trọt. Hàng năm vào dịp Tết, gia đình nào cũng gói bánh trưng, bánh dày, cúng trời đất.