Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật lịch sử chọn lọc hay nhất

Lịch sử Việt Nam là những trang sử vẻ vang và hào hùng về một thời kỳ đấu tranh giành độc lập với những con người lịch sử - những tấm gương anh dũng, hào hùng, tài ba. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Bài văn mẫu số 1 (giới thiệu về Trần Nhân Tông)? Bài văn mẫu số 2 (giới thiệu về Lý Thường Kiệt)? Bài văn mẫu số 3 (giới thiệu về Hồ Chí Minh)? Bài văn mẫu số 4 (giới thiệu về Nguyễn Trãi)? Bài văn mẫu số 5 (giới thiệu về Nguyễn Du?

1. Đoạn văn giới thiệu về Trần Nhân Tông hay nhất:

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu chính là anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông được biết đến là một vị vua anh dũng trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách dứt khoát mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rồng vàng ông không hề nao núng, “đính thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng ngắn ngủi, Nguyễn Huệ đã tạo nên những chiến công hiển hách “tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, chuyên nghiệp, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung: khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hình ảnh của vua Quang Trung… Đó chính là một vị anh hùng dân tộc, một vị vua anh minh, một nhân vật lịch sử xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

2. Đoạn văn giới thiệu về Lý Thường Kiệt xuất sắc nhất:

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong đó, đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là vị tướng sĩ Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Sinh thời, ông từng làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt, tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay, đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước. Những vần thơ hào hùng ấy vẫn mãi vang lên cùng năm tháng:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ"

3. Đoạn văn giới thiệu về Hồ Chí Minh ý nghĩa nhất:

Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam. Người là một nhà cách mạng, nhà chính trị và người lãnh đạo của cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.

Hồ Chí Minh sinh ra tại làng Sen (nay là làng Kim Liên, Nghệ An) vào năm 1890. Thời niên thiếu, Người từng du học tại Pháp và đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó, trở về Việt Nam và trở thành một trong những nhà lãnh đạo của cuộc đấu tranh đòi độc lập của Việt Nam.

Năm 1941, Hồ Chí Minh thành lập Tổng đại lý Việt Nam Độc Lập và bắt đầu cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Sau khi đánh bại thực dân Pháp vào năm 1954, Việt Nam được chia thành hai miền Bắc và Nam. Hồ Chí Minh trở thành người lãnh đạo của miền Bắc Việt Nam và bắt đầu chiến đấu để giành độc lập và thống nhất đất nước. Cuộc chiến tranh đã kéo dài đến năm 1975, khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn và thống nhất đất nước. Hồ Chí Minh đã qua đời vào năm 1969, trước khi thấy được mục tiêu độc lập và thống nhất được đạt được.

Hồ Chí Minh được nhớ đến với tình yêu dành cho nhân dân Việt Nam và với tầm nhìn toàn diện về sự phát triển của đất nước. Người đã đặt mục tiêu đánh bại đế quốc và thực dân để đem lại độc lập và bình đẳng cho dân tộc. Hồ Chí Minh còn là một nhà văn và nghệ sĩ tài ba, đã để lại nhiều tác phẩm văn học, nhạc phẩm và bài thơ đầy cảm hứng. Từng được bình chọn là một trong những người lãnh đạo vĩ đại nhất thế kỷ 20, Hồ Chí Minh là một biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do, độc lập và bình đẳng

4. Đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Trãi ngắn gọn nhất:

Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ lớn của đã đóng góp những thành tựu to lớn trong nền văn học Việt Nam. Quê gốc của ông ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt, Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha.

Sau này, để trả thù nước, thù cho cha, ông tham gia vào đấu tranh, dưới trướng của Quang Trung. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, ông trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”, giúp Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Sau đó, ông cũng được đề cử để giữ trọng trách quan trọng của đất nước. Năm 1442. Nguyễn Trãi mắc phải án oan Lệ Chi viên bị khép vào tội mưu sát vua, khiến cho cả gia tộc của ông bị tru di cửu tộc.

Tuy vậy, Nguyễn Trãi vẫn được xứng danh là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Trong lịch sử dân tộc ta, hiếm ai có thể sánh ngang được với vị tướng lĩnh tài ba này, bởi lẽ, ông vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông và ông là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.

5. Đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Du ngắn gọn nhất:

Có một nhà thơ không ai là không yêu mến và kính phục đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Vâng, đó chính là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan. Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội bởi xã hội phong kiến Việt nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân thì vô cùng cực khổ, điêu đứng. Trong bầu không khí xã hội ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra mãnh mẽ, liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm “Một phen thay đổi sơn hà”, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Những biến động to lớn của lịch sử đẩy Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, gian truân, vất vả. Cuộc đời phiêu bạt, từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều ( khi lưu lạc ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha; khi làm quan dưới triều Nguyễn, được cử đi xứ sang Trung Quốc) đã tạo cho Nguyễn Du, một con người với vốn kiến thức sâu rộng, phong phú, và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, chịu khổ đau, thiệt thòi. Chính cuộc đời vất vả, bôn ba đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực trong hầu hết các sáng tác của mình. Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc cả một sự nghiệp văn thơ quý giá, phong phú và đồ sộ: ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyền Kiều”. Có thể nói, với những thành công về sự nghiệp, với cái tài và cái tâm, đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )