Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Viết đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc

  • 13/12/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    13/12/2022
    Giáo dục
    0

    Tác giả và tác phẩm? Tóm tắt tác phẩm? Dàn ý Đóng vai ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc bán chó? Mẫu 1 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc? Mẫu 2 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc? Ý nghĩa của tác phẩm Lão Hạc?

      Lão Hạc là một tác phẩm gắn với bao thế hệ học sinh. Tác phẩm kể lại câu chuyện về người nông dân cùng cực – lão Hạc ẩn dụ cho cuộc sống của nhân dân ta những năm tháng chịu sự áp bức, bóc lột của giặc ngoại xâm và chế độ phong kiến cũ. Dưới đây là đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tác giả và tác phẩm: 
      • 2 2. Tóm tắt tác phẩm: 
      • 3 3. Dàn ý Đóng vai ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc bán chó:
        • 3.1 3.1. Mở bài:
        • 3.2 3.2. Thân bài:
        • 3.3 3.3. Kết bài:
      • 4 4. Mẫu 1 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc:
      • 5 5. Mẫu 2 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc
      • 6 5. Ý nghĩa của tác phẩm Lão Hạc 

      1. Tác giả và tác phẩm: 

      Nam Cao sinh năm 1917 và mất năm 1951. Tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực về người nông dân nghèo khó bị vùi dập và những người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ cho kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm chính: các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944),… tiểu thuyết Sống mòn (1944), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập nhật kí Ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951),… 

      Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943. Bố cục gồm 2 phần:

      Phần 1: Từ đầu đến “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nội dung của phần này là Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão.

      Phần 2: là phần còn lại. Đây là phần kể về các chết đầy bất ngờ của Lão Hạc. Xuyên suốt tác phẩm là bức tranh khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ. Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tình huống truyện bất ngờ… 

      2. Tóm tắt tác phẩm: 

      Lão Hạc là người nông dân nghèo, cuộc sống của lão chỉ có một con chó có tên gọi là cậu Vàng ở bên. Lão Hạc có một người con trai nhưng vì gia đình quá nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Một mình lão phải tự lo liệu cho cuộc sống mưu sinh. Sau một trận bão táp, hoa màu của lão mất trắng, đã thế lão còn rơi vào cơn ốm nặng, do khó khăn nên lão phải quyết định bán cậu Vàng để lo cho cuộc sống. Khi bán cậu vàng Lão Hoạc rất ân hận và đau đớn vô cùng khi kể lại câu chuyện đó cho ông Giáo – người hàng xóm của lão. Lão thấy bản thân mình thật nhẫn tâm khi đã lừa một con chó, bởi bây giờ lão không có tiền nuôi bản thân huống chi là nuôi một con chó to khoẻ. Lão đã mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông Giáo. Vài ngày sau, ông đã đi xin bả chó để tự kết thúc cuộc đời mình. Cái chết của lão thật dữ dội và khủng khiếp. Không ai hiểu nguyên nhân cái chết của lão Hạc ngoài ông Giáo và Binh Tư. 

      3. Dàn ý Đóng vai ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc bán chó:

      3.1. Mở bài:

      Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sống của ông giáo “tôi” và lão Hạc

      3.2. Thân bài:

      Hôm vừa rồi lão qua báo với tôi tin bán cậu Vàng trong nước mắt

      –  Tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi, lão nghẹn ngào nói về việc bán cậu Vàng.

      – Tôi an ủi lão, nhưng không thể làm vơi được nỗi buồn trong lão

      Xem thêm: Khái niệm, đặc trưng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

      – Mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt già nửa tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn.

      Tôi cố gợi chuyện sang chuyện khác, lão nhờ tôi hai việc:

      – Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp khi con trai lão về thì trao cho nó.

      – Việc thứ hai là lão giao cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết, nhờ hàng xóm lộ ma chay.

      3.3. Kết bài:

      Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả, thiện lương.

      4. Mẫu 1 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc:

      Từ năm 1930 đến năm 1945, xã hội thuộc địa nửa phong kiến ​​đã bóp nghẹt đời sống của nhân dân lao động, làm cho cuộc sống ngày càng cơ cực, lầm than, không chỉ nông dân, mà cả tầng lớp trí thức như tôi – những giáo viên quê nghèo cũng bị dồn đến một góc. Không có cách nào ra thoát khỏi.Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Vì ở gần nhà lão nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, gom góp tiền làm vườn để dành dụm cho con, sau này vì bệnh tật, lão đã chiến đấu suốt hai tháng mười tám ngày, tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay

      Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc: Mặt lão… xưa, cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết: “Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan?” Tuổi già nước mắt thường lẫn vào trong nỗi đau kìm nén thế mà lão Hạc khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đã vỡ òa thành những giọt nước mắt, Lão cho rằng mình đã lừa một con chó. Tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!

      Tôi định mời lão ăn khoai luộc uống nước chè tươi, một niềm vui dung dị, tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi. Bởi lão muốn nhờ tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ mảnh vườn cho con trai việc thứ hai là gửi ba mươi đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con lối xóm. Ôi tấm lòng của lão Hạc không chỉ dành cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quý ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài tưởng như gàn dở lẩn cẩn. Từ sau hôm ấy lão Hạc sống mòn chế được món gì thì ăn món đấy. Tôi ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão biết vợ tôi không ưa nên lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Một lần nữa tôi càng kính trọng hơn lòng tự trọng của lão. Nhưng Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó đánh trộm chó. Trời ơi lão Hạc lại đổ đốn như thế này sao? Vì miếng ăn vì cái đói mà lão tha hóa biến chất ư? Một con người đã khác vì một con chó đã nhịn ăn để có tiền lo ma mà giờ đây đói ăn vụng túng làm liều như thế này ư, tôi đau đớn và thất vọng quá.

      Xem thêm: Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu ở chiến khu

      Bỗng có tiếng xôn xao bên nhà lão Hạc tôi vội chạy sang tôi không thể tin nổi: Lão Hạc dùng bả chó để tự tử. Ôi một cái chết đau đớn dữ dội vật vờ, lão tru tréo bọt mép, sùi ra hai mắt lăn sòng sòng thỉnh thoảng lại giật nảy người lên một cái, một cái chết thương tâm quá! Thì ra từ lúc bán con chó vàng lão đã bán đi niềm hi vọng sống âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết. Phải chăng đó là cái chết vì con để chấm dứt kiếp sống mòn, để tránh tha hóa biến chất để khẳng định lương tâm trong sạch? Hỡi ơi lão Hạc! Lão đã ra đi như thế này ư? Đó là kiếp người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không có lối thoát. Xã hội này đen bạc quá! Là người trí thức tôi phải làm gì để góp phần xóa bỏ xã hội bất nhân này xây dựng cuộc sống này. Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt và khao khát hành động.

      5. Mẫu 2 Đoạn văn đóng vai ông giáo và kể lại câu chuyện lão Hạc

      Tôi đang ngồi một mình buồn thì thấy bóng lão Hạc lững thững vào cổng. Mừng vì tưởng có bạn trò chuyện thì lão lại xuất hiện với khuôn mặt ủ ê quá chừng.

      Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:

      – Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

      – Lão thiểu não nói.

      – Cụ bán rồi? – Tôi hơi ngạc nhiên.

      Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!

      Tôi hỏi tiếp:

      Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất

      -Thế nó cho bắt à?

      Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.

      Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?

      5. Ý nghĩa của tác phẩm Lão Hạc 

      Nam Cao đã tạo ra một hình ảnh lão Hạc giản dị, ngay thẳng và tự trọng nhưng lại sống trong cảnh nghèo khó. Người đọc xót xa sao Nam Cao lại để nhân vật ấy chết, tại sao lão lại đau khổ đến thế rồi cuối cùng cũng chết? Bởi cái chết của lão Hạc thể hiện một cách sinh động nhất hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ, đồng thời cũng gián tiếp lên án xã hội cũ khiến người đọc phải suy ngẫm nhiều hơn.

      Lão Hạc chết bất đắc kỳ tử trong cảnh bần hàn, nghèo khó mà nguyên nhân là do xã hội phong kiến ​​suy đồi. Cái chết rất khốc liệt và đau đớn, và có rất nhiều cái chết nhẹ nhàng trên thế giới, nhưng lão Hạc đã chọn một cái chết rất đau đớn để tạ lỗi với cậu Vàng – một kỉ vật của con trai ông. Có lẽ cái chết là đau đớn cho thể xác, nhưng nó phải thanh thản cho tâm hồn.

      Như lời tố cáo trực tiếp sự bất công, tàn ác, xấu xa của xã hội phong kiến, cái chết chà đạp lên số phận bi đát của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó ép buộc con người, và buộc con người không còn nơi nào để đi nên chỉ còn cách tìm đến cái chết cho nhẹ lòng.

      Cái chết của lão Hạc sẽ mang một màu sắc bi thương, tăm tối nhưng lại càng khiến người đọc tin vào bản chất tốt đẹp của con người hơn trước hoàn cảnh khắc nghiệt. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả thể hiện trong truyện ngắn này.

        Xem thêm: Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tác phẩm văn học

        Truyện ngắn lão hạc


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn gọn nhất

        Chiến tranh là một tình trạng không ai mong muốn bởi nó đem đến nhiều thiệt hại cho thế giới. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh bài soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn gọn nhất.

        Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa (cơ bản, nâng cao, học sinh giỏi)

        Kết bài là một phần quan trọng và không thể thiếu trong một bài văn, qua đó chúng ta thường đưa ra những đánh giá và nhận xét của bản thân. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu kết bài Chiếc thuyền ngoài xa (cơ bản, nâng cao, học sinh giỏi).

        Phân tích ý nghĩa ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến hay nhất

        Tóm tắt đề Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao viết về số phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Hình ảnh Chí Phèo và ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến là cách biến người nông dân hiền lành, chất phác thành con quỷ dữ của Làng Vũ Đại. Nhằm giúp các em nắm kiến ​​thức và đạt kết quả cao trong học tập, dưới đây là dàn bài chi tiết và bài văn mẫu phân tích ý nghĩa của ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến.

        Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội hay nhất

        Bài văn phân tích về nhân vật cô Hiền trong "Một người Hà Nội" là một trong những đề tài được lưu ý và chú trọng trong chương trình giảng dạy văn học. Xin giới thiệu đến các độc giả một số dàn ý và mẫu bài phân tích về nhân vật cô Hiền trong "Một người Hà Nội" trong bài viết dưới đây.

        Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất

        Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là một nhân vật tiêu biểu và để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Nhân vật Mị được khai thác rất nhiều trong văn học phân tích. Dưới đây là một số bài mẫu cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Xin mời bạn đọc đón xem. 

        Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc

        Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả bởi cuộc sống vất vả, đau khổ và tấm lòng lương thiện, nhân hậu nhưng cũng đầy lòng tự trọng. Dưới đây là một số đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lão Hạc. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi.

        Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi siêu hay

        "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam, sau "Nam quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt. Và đây cũng là tác phẩm bất hủ thể hiện lòng yêu nước bất khuất và tinh thần nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng như của nhân dân Việt Nam.

        Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh hay nhất

        Nguyễn Ái Quốc vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam- người có công lao to lơn trong việc giải phóng Việt Nam khỏi nô lệ. Bác là người tài hoa yêu nước và làm thơ rất hay. Trong đó có bài thờ Pác Bó tái hiện cuộc sống vất vả khó khăn của kháng chiến nhưng lại toát lên tinh thần bất khuất lạc quan tin vào tương lai. Sau đây là một số mẫu phân tích hay có chọn lọc của bài thơ.

        Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu ở chiến khu

        Ông Sáu là một nhân vật được xây dựng vô cùng đặc sắc trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng; Đặc biệt là tình yêu thương sâu nặng ông dành cho bé Thu.

        Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa cực hay

        Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa" - Mẫu 1? Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa" - Mẫu 2? Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 1? Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 2? Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa - Mẫu 3? 

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ