Văn hóa truyền thống là phong tục, tập quán, tín ngưỡng,... được ông cha ta giữ gìn, phát huy và bảo vệ suốt hàng ngàn đời nay. Dưới đây là hướng dẫn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam. Xin mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề cương nghiên cứu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống:
1.1. Đặt vấn đề:
a. Lý do chọn đề tài:
– Quân họ chứa đựng những nét đẹp văn hóa truyền thống và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
– Làng Diềm là đất tổ của quân họ. Vì vậy, để hiểu được nét độc đáo, hấp dẫn quan họ cần đặt trong không gian văn hóa làng Diềm.
b. Mục đích nghiên cứu:
– Khám phá nét đặc sắc của quan họ Làng Diềm.
c. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
1.2. Nội dung nghiên cứu:
a. Đôi nét về quan họ Bắc Ninh:
– Dân ca Quan họ Bắc Ninh được bạn bè trong và ngoài nước biết đến bởi giai điệu ngọt ngào, trong trẻo, nhẹ nhàng và tha thiết.
– Trong lịch sử hàng ngàn năm, Quan họ cũng trải qua những thay đổi, bổ sung và có thể chia thành Quan họ truyền thống và Quan họ mới.
+ Quan họ truyền thống: ra đời đầu tiên, đòi hỏi người hát phải nắm rõ luật và cách hát. Không có nhạc đệm khi hát.
+ Quan họ mới: Hình thức biểu diễn đã thay đổi và phong phú hơn. b. Mảnh đất và con người làng Diềm:
b. Làng Diềm thuộc huyện Hòa Long. Địa điểm này bảo tồn phần lớn vẻ đẹp văn hóa của quan họ.
– Người dân làng Diềm toát lên khí chất giản dị, nhân hậu trong cách ứng xử, cách nói chuyện, cách đi lại.
– Nét duyên được truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên chất trữ tình cho quan họ .
– Một số bài “Bóc thư”, “Tình thư”, “Bóng giăng loan”, “Ăn ở trong rừng” không được chia thành trổ ở Diềm.
c. Làng Diềm – Huyện Hòa Long – Thành phố Bắc Ninh – Dân ca quan họ trong các vùng văn hóa tỉnh Bắc Ninh:
*Sự khác biệt trong lối hát ở làng Diềm:
– Cách Diềm hát khác và “cổ” hơn những nơi khác.
– Các liền anh, liền chị có thường hát theo phong cách chậm rãi, khoan thai.
– Khi nói đến quan họ Làng Diềm không thể không nhắc đến tứ trụ của quan họ Làng Diềm, hay tứ nghệ nhân lành nghề. Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, Ngô Thị Lịch.
* Phát triển và bảo tồn làn điệu dân ca quan họ ở làng Diềm:
– Duy trì sinh hoạt thường ngày tại câu lạc bộ làng.
– Giới thiệu về giáo dục trong nhà trường.
– Xây dựng Nhà hát dân ca Quan họ tại Bắc Ninh.
1.3. Kết luận:
– Khẳng định tầm quan trọng, giá trị của dân ca quan họ làng Diềm nói riêng và dân ca quan họ Bắc Ninh nói chung.
– Tổ chức các lớp học nâng cao nhận thức về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
2. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống:
Khác với các loại hình biểu diễn khác, dân ca quan họ Bắc Ninh được bạn bè trong và ngoài nước biết đến bởi giai điệu ngọt ngào, trong trẻo, nhẹ nhàng và tha thiết. Cho đến nay, không có tài liệu nào ghi lại chính xác thời điểm làn điệu này được tạo ra. Một số người cho rằng quan họ xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11, trong khi những người khác cho rằng nó xuất hiện vào thế kỷ 17. Dù ở thời đại nào, làn điệu quan họ vẫn được coi là hồn cốt lưu giữ linh hồn của văn hóa Kinh Bắc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan họ cũng đã trải qua những thay đổi và bổ sung. Có thể chia thành quan họ truyền thống và quan họ mới.
Trước hết, quan họ truyền thống là thể loại hát quan họ đầu tiên. Làn điều này chỉ tồn tại trong số 49 làng quan họ gốc ở Kinh Bắc. Quan họ truyền thống đòi hỏi người hát phải nắm rõ luật và cách hát. Khi đó, người ta coi quan họ là thú vui tao nhã, tinh tế nên gọi là “chơi quan họ” thay vì “hát quan họ”. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm, chủ yếu là các lượt đối đáp của các liền anh liền chị trong độ “xuân thu nhị kì”.
Khác với Quan họ truyền thống, Quan họ mới có ít nhiều thay đổi. Các hình thức biểu diễn ngày càng đa dạng, bao gồm hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa.
Tính đến năm 2016, có tổng cộng 67 làng quan họ được bảo tồn và phát triển, trong đó có 44 làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Làng Diềm thuộc huyện Hòa Long, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của làng Kinh Bắc. Những người lớn lên ở đất tổ của quan họ cũng là những người rất tốt bụng và giàu tình thương. Người dân làng Diềm toát lên khí chất giản dị, nhân hậu trong thái độ, cách nói chuyện, dáng đi. Họ tốt bụng, giản dị và đặc biệt hiếu khách giống như câu quan họ mà chúng ta đã từng nghe:
“Khách đến nhà là hát
Khách uống trà là pha”
hay
“Người ơi, người ở đừng về…”
Người dân miền quê quan họ dường như rất tình cảm, tình yêu ấy ngọt ngào như lời ca. Cái duyên ấy không chỉ tồn tại khi các liền anh, liền chị hát mà còn tồn trong cuộc sống đời thường. Đó là một nét duyên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là lý do tại sao quan họ đằm thắm, mượt mà đến như vậy.
Đưa làn điệu dân ca quan họ vào không gian văn hóa làng Diềm, bạn có thể thấy được nét độc đáo, hấp dẫn của làn điệu quan họ nơi đây. Trước đây, việc liên lạc giữa Diềm và các làng khác gặp nhiều khó khăn do hạn chế đi lại. Vì thế, lối hát của Diềm cũng khác và “cổ” hơn những nơi khác. Các liền anh, liền chị thường hát theo lối chậm rãi, khoan thai, ít các bài lí có tiết tấu nhanh. Đó là lý do tại sao các đoạn luyến láy và tiếng đệm đi trong lời ca như “Dôông ôi à tô ông tang” “Dôông tang tết, tết tang” “tềnh tếnh”… cũng bị tiết chế. Một số bài “Bóc thư”, “Tình thư”, “Bóng giăng loan”, “Ăn ở trong rừng” không được chia thành trổ ở Diềm.
Khi nói đến quan họ Làng Diềm, không thể không nhắc đến tứ trụ của quan họ Làng Diềm, hay tứ nghệ nhân lành nghề. Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, Ngô Thị Lịch. Họ đều là những nghệ nhân lâu đời, thuộc hàng trăm ngàn dòng họ quan họ cổ xưa và được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.
Ở đây, mỗi ngày xuân, ngày lễ, ngày rằm đều là ngày hội họp của câu lạc bộ làng quan họ. Nhiều lúc không cần nhạc đệm, bản thân lời đối đáp đã mang nét nhạc có chất âm du dương. Từng giai điệu như thấm sâu vào tâm hồn người nghe nhờ các lời ngân: “Hừ la, hừ la a la..em hỡi hà, ơi hội hừ…”.
Đặc biệt, không chỉ người dân trong làng mà cả chính quyền, cấp địa phương đều rất coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn làn điệu dân ca quan họ. Tại trường tiểu học Hòa Long, quan họ được dạy như một môn học không chỉ nhằm phát triển, rèn luyện kỹ năng, kiến thức mà còn trong các giờ học ngoại khóa. Đây là một hoạt động thiết thực giúp các bạn học sinh phát triển tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu và lòng thủy chung ở các em học sinh. Từ đó, giúp các em phát triển nhân cách, đạo đức tốt hơn và càng yêu quê hương hơn.
Để bảo tồn làn điệu dân ca quan họ và quảng bá du lịch, chính phủ đã xây dựng Nhà hát Dân ca quạ họ Bắc Ninh. Dự án có tổng diện tích 19.400m2, kinh phí hơn 178 tỷ đồng. Điều này cho thấy dân ca quan họ đã thu hút được sự quan tâm, chú ý rất lớn của người dân và chính quyền các cấp. Nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời, nó thúc đẩy tất cả các nghệ nhân luôn nỗ lực sáng tạo nghệ thuật và cống hiến cho nghệ thuật.
Dù xã hội ngày càng phát triển nhưng những giá trị văn hóa, tinh thần quan họ của làng Diềm vẫn được duy trì và phát huy. Tiếng hát quan họ say mê, yêu thương của các liền anh, liền chị quan họ đã làm say lòng vô số du khách trong và ngoài nước. Đây chính là nét quyến rũ, hấp dẫn của quê hương quan họ
Mỗi làng quan họ đều có những đặc trưng riêng nhưng một khi đã nghe tiếng quan họ, giai điệu của Làng Diềm sẽ không bao giờ có thể bỏ qua. Những làn điệu quan họ nhẹ nhàng, đằm thắm là nét đẹp văn hóa và có sức ảnh hưởng lớn đến không gian văn hóa Làng Diềm. Quan họ là niềm tự hào không chỉ của người dân làng Diềm mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta phải nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như dân ca quan họ của làng Diềm.
3. Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống:
Báo cáo nghiên cứu là một loại văn bản khoa học, có mục đích trình bày kết quả của một quá trình nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. Để viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống, bạn cần tuân theo các bước sau:
– Xác định và giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Bạn cần phải nêu rõ vấn đề bạn muốn nghiên cứu là gì, tại sao nó quan trọng và có ý nghĩa, và những khó khăn hoặc thách thức gặp phải trong quá trình nghiên cứu.
– Đưa ra các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Chỉ ra những gì bạn mong muốn đạt được qua nghiên cứu, và những câu hỏi cụ thể muốn trả lời.
– Tổng quan về tài liệu tham khảo: Tìm kiếm và tổng hợp những nguồn thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các sách, bài báo, báo cáo, luận án, trang web, phim ảnh, vv. Đánh giá tính tin cậy, chính xác và phù hợp của các nguồn thông tin, và trích dẫn chúng theo quy định.
– Phương pháp nghiên cứu: Mô tả chi tiết những phương pháp bạn sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm các công cụ, kỹ thuật, tiêu chí lựa chọn mẫu, vv. Phải giải thích lý do bạn chọn những phương pháp này, và những ưu điểm và hạn chế của chúng.
– Kết quả và thảo luận: Trình bày những kết quả bạn thu được từ việc phân tích dữ liệu, và thảo luận về ý nghĩa, tác động và hàm ý của những kết quả này. So sánh và đối chiếu những kết quả của bạn với những nghiên cứu trước đó, và giải thích những sự khác biệt hoặc tương đồng.
– Kết luận và kiến nghị: Tổng kết lại những điểm chính của báo cáo nghiên cứu, và đưa ra những kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo hoặc cho những ứng dụng thực tế của kết quả nghiên cứu.