Viện kiểm sát nhân dân gồm viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác do luật định. Hệ thống viện kiểm sát nhân dân dân gồm: viện kiểm sát nhân dân tối cao; viện kiểm sát nhân dân cấp cao; viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vậy viện kiểm sát quân sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Viện kiểm sát quân sự là gì?
Viện kiểm sát quân sự là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Viện kiểm sát quân sự tên tiếng Anh là: “Military procuracy”.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Quân sự:
Hệ thống viện kiểm sát quân sự gồm:
– Viện kiểm sát quân sự trung ương
– Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
– Viện kiểm sát quân sự khu vực.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự trung ương
– Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được tổ chức trong Quân đội, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và sự chỉ đạo gián tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thành phần của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng kiểm sát viên, kiểm tra viên; thủ trưởng, các phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Viện trưởng Viện kiếm sát quân sự trung ương là Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
– Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thành phần gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là người chủ trì phiên họp của ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định những vấn đề như chương trình, kế hoạch công tác của viện kiểm sát quân sự; báo cáo của Viện trưởng trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ quốc phòng (Điều 53
– Văn phòng
– Cơ quan điều tra Các phòng và tương đương
Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
Thành phần gồm có viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
– Ủy ban kiểm sát Thành phần gồm viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên.
– Các ban và bộ máy giúp việc.
Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát quân sự khu vực
-Thành phần của viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
– Tổ chức bộ máy của viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
3. Chức năng của viện kiểm sát nhân dân:
Chức năng của hệ thống viện kiểm sát nhân dân về cơ bản là sự kế thừa quy định của Hiến pháp 2013:
“1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”
Chức năng thực hành quyền công tố
Về khái niệm thực hành quyền công tố theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định:
“Thực hành quyền công tố là hoạt động của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ và trong suốt quá trình suốt khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.
Đây là chức năng đặc thù của viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan khác không thể thay thế nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng pháp luật. Không làm oan người vô tội, không đẻ lọt tội phạm và người phạm tội. Không de ai bị khởi tố, bắt giữ, tạm giữ, tam giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
– Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân hiện hành đã làm rõ khái niệm thực hành quyền công tố của viện kiểm sát so với các văn bản pháp luật trước đây. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiến. Vừa cụ thể hoá và mở rộng thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực này đồng thời đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có liên quan.
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Nếu như theo quy định
Thực tiễn 13 năm (từ năm 2001 đến năm 2014) thực hiện quy định Hiến pháp về chức năng của viện kiểm sát cho thấy việc sửa đổi này là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Với tinh thần đó, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục xác định viện kiêm sát nhân dân là cơ quan có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp quy định của Khoản 1 Điều 107 Hiến Theo quy pháp năm 2013 và Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì các viện kiểm sát nhân dân: Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Mục đích của chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát nhân dân là đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, việc giải quyết các vụ án, việc thi hành án… đúng quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phải được thi hành nghiêm chỉnh. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Theo pháp luật hiện hành thì kiểm tra và giám sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát. Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra ngành thì thanh tra. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên mặt trận thì giám sát, phản biện xã hội…
Tuy nhiên, để phân biệt chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân với hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan, tổ chức nói trên có thể căn cứ vào những tiêu chí sau:
– Kiểm có sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng của viện kiểm sát nhân dân. Khi thực hiện chức năng này, viện kiểm sát nhân dân chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước, độc lập (trong khuôn khổ pháp luật) khi thực hiện chức năng đó.
– Viện kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, trong khi đó, phạm vi đối tượng kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội rộng hơn.
Ví dụ: Cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (kể cả đối với cơ quan kiểm sát). Khi thực hiện chức năng kiểm sát, viện kiểm sát nhân dân chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, đã xác định nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, viện kiểm sát nhân dân không có thẩm quyền trực tiếp xử lí về hành chính mà chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị để các cơ quan quản lí xử lí về hành chính theo thẩm quyền. Khi phát hiện có yếu tố cấu thành tội phạm thì có quyền khởi tố, truy tố và luận tội trước tòa án.
– Là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm pháp ra trước tòa án và giữ ghế ủy viên công tố nhà nước tại phiên tòa.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Hiến pháp 2013.