Viên chức xin nghỉ việc thì được hưởng những trợ cấp gì? Quy định về việc viên chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng? Quy trình giải quyết cho viên chức xin nghỉ việc?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình làm việc, viên chức nghỉ việc do đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc do chính viên chức đó đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Vậy viên chức xin nghỉ việc được hưởng những trợ cấp nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp viên chức được xin nghỉ việc:
Căn cứ vào
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc Viên chức xin nghỉ việc thuộc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức được quy định cụ thể tại khoản 4,5,6 Điều 29 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Viên chức do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
– Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Như vậy, tùy vào từng đối tượng viên chức đã ký hợp đồng làm việc gì với đơn vị sự nghiệp công lập mà được nghỉ việc theo căn cứ nêu trên.
Ngoài ra, vấn đề giải quyết thôi việc đối với Viên chức được quy định tại Điều 38 Văn bản hợp nhất 03/NĐHN-BNV năm 2019 hợp nhất Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Bộ Nội vụ ban hành.
2. Chế độ quyền lợi của viên chức khi nghỉ việc:
Theo Điều 45 Luật Viên chức 2010, viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ được hưởng: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
– Bị buộc thôi việc;
– Không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Chấm dứt hợp đồng làm việc khi khi viên chức có quyết định nghỉ hưu.
2.1. Trợ cấp thôi việc:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức 2019, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;
– Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký tiếp hợp đồng làm việc;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn hoặc viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không được trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động…
Căn cứ vào điều 39 Văn bản hợp nhất 03/NĐHN-BNV năm 2019 hợp nhất Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
+ Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2.2. Trợ cấp mất việc làm:
Theo đó, tại khoản 6 Điều 2
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
– Khi hết hạn hợp đồng làm việc nhưng không được ký tiếp;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do ốm đau, bị tai nạn;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do không được bố trí đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc, không được trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, cưỡng bước lao động…
Căn cứ theo điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo
2.3. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, viên chức đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ trường hợp đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, ra nước ngoài định cư…
Như vậy, khi viên chức xin nghỉ việc thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp. …
Trong đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 7,45 triệu đồng/tháng).
Viên chức được hưởng theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Khoản 1,2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, kể từ khi chấm dứt hợp đồng với nhà trường, chị sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo thời gian đóng BHTN như quy định trên.
Về hưởng BHXH một lần:
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
Như vậy, nếu viên chức có nhu cầu thanh toán BHXH một lần thì sau một năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng BHXH nữa thì chuyển hồ sơ đến cơ quan BHXH để được thanh toán BHXH một lần.