Khái niệm về viên chức quản lý và viên chức không quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý và viên chức không quản lý? Đánh giá viên chức quản lý và viên chức không quản lý? Bổ nhiệm viên chức quản lý?
Theo Luật viên chức thì viên chức sẽ được phân loại theo các vị trí việc làm bao gồm viên chức quản lý và viên chức không quản lý. Vậy đối với các viên chức quản lý và viên chức không quản lý thì có sự khác biệt về nghĩa vụ cũng như bổ nhiệm, đánh giá viên chức như thế nào? Căn cứ để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu và phân tích để giúp người đọc hiểu rõ hơn về căn cứ để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý.
Luật sư
1. Khái niệm về viên chức quản lý và viên chức không quản lý?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 3
“1. Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.”
Theo đó tại Khoản 1 Điều 3
Như vậy, Viên chức quản lý:
+ Phải là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý
+ Chịu trách nhiệm công việc theo chức vụ
+ Hưởng phụ cấp chức vụ quản lý
Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các căn cứ này là cơ sở để phân biệt viên chức giữ chức vụ quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý. Ngoài ra để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý còn có thể dựa vào nghĩa vụ của viên chức quản lý và viên chức không quản lý, việc đánh giá viên chức quản lý và viên chức không quản lý.
2. Nghĩa vụ của viên chức quản lý và viên chức không quản lý?
Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Điều 17 Luật viên chức 2010.
Theo đó, Viên chức và viên chức quản lý có các nghĩa vụ khác nhau do sự đảm nhiệm chức vụ khác nhau. Viên chức sẽ có các nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng, trong quá trình làm việc viên chức cần phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đồng thời phải chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
Viên chức quản lý ngoài việc phải đáp ứng các nghĩa vụ của viên chức thì sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của viên chức quản lý, chịu trách nhiệm cho việc quản lý của mình: Theo đó viên chức quản lý có nghĩa vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao. Đối với đơn vị được giao quản lý, phụ trách, viên chức quản lý cần giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp. Do đặc thù của công việc viên chức quản lý khác so với viên chức, do đó viên chức quản lý phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách. Đồng thời viên chức quản lý phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tại cơ sở được giao quản lý; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Đánh giá viên chức quản lý và viên chức không quản lý?
Đánh giá viên chức quản lý và viên chức không quản lý được xem như là một tiêu chí để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý. Việc đánh giá viên chức được quy định tại Điều Luật Viên chức 2010, nội dung đánh giá viên chức và đánh giá viên chức quản lý như sau:
Đối với việc đánh giá viên chức thì viên chức sẽ được đánh giá trên các khía cạnh:
– Viên chức được đánh giá có chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không.
– Đánh giá trên khía cạnh viên chức có thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp hay không.
– Đánh giá tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
– Ngoài các tiêu chí đánh giá trên thì viên chức còn được đánh giá về việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Căn cứ để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá, ngoài việc phải đánh giá các tiêu chí khác như viên chức thì viên chức quản lý còn phải thực hiện đánh giá các tiêu chí liên quan đến chức vụ quản lý, cụ thể là đánh giá năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đánh giá về kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Việc đánh giá viên chức quản lý và viên chức không quản lý được thực hiện hàng năm, trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch. Việc đánh giá viên chức sẽ dựa vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.
4. Bổ nhiệm viên chức quản lý?
Một căn cứ tiếp theo để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý là các tiêu chí, quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý. Viên chức quản lý được bổ nhiệm theo Điều 37 Luật viên chức 2010:
– Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Đơn vị sự nghiệp công lập khi có nhu cầu về vị trí viên chức quản lý sẽ bổ nhiệm viên chức vào vị trí viên chức quản lý khi viên chức đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chuẩn bổ nhiệm.
– Thời hạn bổ nhiệm: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập mà viên chức được bổ nhiệm sẽ giữ chức vụ quản lý có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức quản lý sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. Hết thời hạn bổ nhiệm, vị trí viên chức quản lý sẽ được đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm lại.
– Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Nếu viên chức được bổ nhiệm lại thì sẽ bổ nhiệm theo các điều kiện và tiêu chuẩn như ban đầu. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
– Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
– Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Như vậy, để xác định viên chức quản lý và viên chức không quản lý, chúng ta có thể căn cứ vào vai trò của người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý và vai trò của viên chức, trách nhiệm công việc của viên chức quản lý và viên chức, các chế độ phụ cấp chức vụ quản lý cũng như các tiêu chí đánh giá hàng năm của viên chức quản lý và viên chức không quản lý, các tiêu chí bổ nhiệm viên chức quản lý. Qua đó chúng ta cũng thấy được vai trò và nhiệm vụ của viên chức quản lý và viên chức không quản lý trong quá trình làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.