Quy định về vị trí làm việc của viên chức? Viên chức muốn thay đổi vị trí việc làm đúng chuyên môn có được không?
Trong quá trình làm việc của một cá nhân thì việc xác định vị trí việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì sao lại bảo việc xác định vị trí việc làm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vì đây được xem là cơ sở để cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình hoạt động của mình có thể thực hiện việc sắp xếp các bộ phận trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức một cách dễ dàng hơn và thuận tiện nhất với những công việc được đưa ra. Không những thế mà việc pháp luật có quy định về vấn đề vị trí việc làm là cơ sở để cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình hoạt động của mình thuận tiện hơn cho công tác quản lý nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự, công tác tuyển dụng của cơ sở đó, cũng như đánh giá và xây dựng chế độ quyền lợi với công chức viên chức theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì việc xác định được vị trí việc làm còn giúp cho việc tính lương cho nhân viên được dễ ràng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Vấn đề quy định của pháp luật về việc vị trí việc làm là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn, những có một số trường hợp còn đang rất thắc mắc về việc viên chức muốn thay đổi vị trí việc làm đúng chuyên môn có được không? Vấn đề thay đổi vị trí việc làm đúng chuyên môn luôn luôn là nội dung mà được nhiều người quan tâm và chú ý tới. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc về nội dung thay đổi vị trí việc làm đúng chuyên môn.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
– Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Quy định về vị trí làm việc của viên chức
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và kèm theo đó là các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề vị trí việc làm được ban hành kèm theo thì theo cách hiểu chung nhất và đơn giản nhất. Do đó, định nghĩa về vị trí việc làm được khẳng định là một vị trí hoặc một chỗ làm việc trong một cơ quan, một tổ chức hay đơn vị mà tại đó, người làm việc thực hiện một công việc hoặc làm một nhóm những công việc mang tính ổn định và lâu dài, thường xuyên, có sự lặp đi lặp lại và có tên gọi theo chức danh và chức vụ cụ thể.
Đông thời, dựa trên quy định tại Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP cũng đã nêu rõ phần nào về căn cứ xác định vị trí việc làm dưới quy định này là những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập. Không những thế mà căn cứ để xác định vị trí việc làm còn được thực hiện dựa trên mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo pháp luật chuyên ngành. Do đó, theo như quy định này thì để có thể xác định vị trí việc làm thì các nhà luật học đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và đã đưa ra được năm căn cứ được áp dụng trong quá trình này, Theo đó, năm căn cứ này được nêu cụ thể là:
– Một là, việc xác định vị trí việc làm dựa trên những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật hiên hành có quy định.
– Hai là, xác định vị trí việc làm cần phải tuân theo những tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập mà việc chức cần phải làm trong quá trình hoạt động và làm việc tại đây.
– Ba là, xác định vị trí việc làm theo mức độ phức tạp và quy mô công việc. Bên cạnh đó, không thể nào thiếu được các quy định về phạm vi và đối tượng phục vụ. Đồng thời là những quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành.
– Bốn là, xác định vị trí việc làm dựa vào mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị hay những phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
– Năm là, xác định vị trí việc làm theo thực trạng bố trí và sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ phân tích trên, việc xác định vị trí việc làm không còn căn cứ vào mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị… cũng như thực trạng bố trí, sử dụng viên chức nữa mà thay vào đó chỉ còn dựa vào 02 căn cứ để xác định vị trí việc làm như đã nêu ở trên. Bên cạnh việc xác định vị trí việc làm, Nghị định 106/2020/NĐ-CP cũng có thay đổi đáng kể trong việc điều chỉnh vị trí việc làm. Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 106/2020/NĐ-CP nêu hai căn cứ để điều chỉnh vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi một trong các căn cứ để xác định vị trí việc làm nêu trên bằng việc bổ sung thêm căn cứ “Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo pháp luật chuyên ngành” như đã được nêu. Đồng thời thì đối với những đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Có thể thấy, thay đổi về căn cứ xác định vị trí việc làm đã kéo theo thay đổi về căn cứ điều chỉnh vị trí việc làm.
2. Viên chức muốn thay đổi vị trí việc làm đúng chuyên môn có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin
Luật sư tư vấn:
Vị trí việc làm được hiểu là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng. Điều 32
“Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này”.
Vị trí việc làm được phân như sau:
– Phân loại theo khối lượng công việc
+ Vị trí việc làm do một người đảm nhận.
+ Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.
+ Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
– Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.
+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
– Viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu tuyển dụng;
(2) Viên chức phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn nếu bạn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí giáo viên chuyên ngữ văn đồng thời trường học của bạn có nhu cầu phân công, bố trí thì bạn mới có thể được chuyển sang làm giáo viên đúng chuyên môn.
Đối với việc phân công nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức: theo quy định của Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách với viên chức, đồng thời bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, yêu cầu của vị trí việc làm. Để xét xem việc phân công nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng trường bạn có đúng hay không cần xem xét vào chức danh nghề nghiệp khi bạn được tuyển dụng và yêu cầu của vị trí việc làm. Nếu có đủ căn cứ Hiệu trưởng không phân công nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp của bạn vì lý do cá nhân thì bạn có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.