Viên chức được cử đi học có phải cam kết làm việc tại đơn vị không? Trường hợp công chức, viên chức được cử đi học phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
Viên chức được cử đi học có phải cam kết làm việc tại đơn vị không? Trường hợp công chức, viên chức được cử đi học phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là bác sĩ ở 1 bệnh viện nhà nước ở tỉnh Đồng Nai. Em công tác từ 8/2012 đến nay và là viên chức nhà nước. Đến 8/2016, tôi trúng tuyển vào học chuyên khoa 1 tại ĐH Y Dược TP.HCM nhưng cơ quan buộc tôi phải ký hợp đồng 10 năm với bệnh viện sau khi đi học xong và trong thời gian đi học tôi vẫn về làm việc tại cơ quan 20 giờ/tuần nếu không ký cơ quan sẽ không đưa giấy quyết định đi học của sở y tế tỉnh cho tôi nghĩa là tôi bị ép buộc phải ký hợp đồng thì mới được cơ quan giải quyết cho đi học. Trong đó còn có vài hợp đồng phụ kèm theo: ngoài tiền lương của nhà nước, tôi được nhận 50% lương tăng thêm của bệnh viện (có nơi gọi là tiền ABC), tiền thưởng tết, tiền lễ. Nếu tôi không làm đúng thời gian cam kết thì phải bù gấp 3 lần các khoản trên, hiện tại tiền học phí em tự lo, cơ quan không có hỗ trợ gì khác như tiền tàu xe, sách vở, chỗ ở. Luật sư cho em hỏi: việc cơ quan giữ giấy quyết định đi học của sở y tế cho em làm đúng luật không? Em phải ký hợp đồng trong hoàn cảnh bị cưỡng ép như vậy thì hợp đồng đó có hiệu lực không? Các khoản đền bù của em gấp 3 lần có đúng luật không? Thời gian của hợp đồng là 10 năm, trong khi tôi đi học 2 năm là phù hợp với Luật viên chức không? Nếu em nghỉ việc thì đền bù của em là như thế nào, khoản nào em phải đền bù cho cơ quan.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– “Bộ luật lao động năm 2019”;
– Thông tư 03/2011/TT-BNV
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về việc ký hợp đồng làm việc thời hạn 10 năm có đúng hay không?
Điều 25
“1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.”
Theo quy định trên, đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký kết với viên chức 1 trong 2 loại hợp đồng làm việc sau:
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn, thời hạn không quá 36 tháng: áp dụng với người vừa trúng tuyển viên chức;
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.
Việc cử viên chức đi đào tạo sau đại học thực hiện theo quy định tại Điều 8
“1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo phải đảm bảo đủ các Điều kiên, tiêu chuẩn sau:
…
d) Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo đối với công chức và ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo đối với viên chức sau khi kết thúc khóa đào tạo.
…”
Theo quy định trên, bạn đang là viên chức được cử đi học sau đại học thì phải có cam kết tiếp tục làm việc ở đơn vị với thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo. Thời gian đào tạo của bạn là 2 năm, theo đó, bạn phải cam kết làm việc ít nhất 4 năm tại bệnh viện này sau khi học xong.
Hiện nay không có quy định về thời hạn tối đa làm việc sau khi đi học đại học xong nên việc bệnh viện yêu cầu bạn làm việc 10 năm tại bệnh viện sau khi học xong là không vi phạm pháp luật, tuy nhiên việc thỏa thuận làm việc 10 năm phải được bạn đồng ý dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Do đó, việc đơn vị ép bạn ký hợp đồng sau khi học xong phải làm việc 10 năm mà không được bạn đồng ý là vi phạm, thoả thuận này sẽ không có giá trị pháp lý.
>>> Luật sư tư vấn về cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng: 1900.6568
Thứ hai, về việc đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng: Khoản 2 Điều 21 Quyết định số 490/QĐ-BNV quy định, Công chức, viên chức không chấp hành các quy định, tùy theo tính chất và mức độ, phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng và các chi phí khác đã được cấp theo quy định trong các trường hợp sau:
“a) Được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng tự ý bỏ học mà không có lý do chính đáng hoặc bị đình chỉ học tập; tự ý không tham gia khóa học khi đã làm đầy đủ các thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng;
b) Công chức, viên chức tham gia khóa học đầy đủ thời gian theo quy định (có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng) nhưng không được cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã hoàn thành khóa học do nguyên nhân chủ quan;
c) Tự ý bỏ việc, xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc xin chuyển công tác trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
d) Công chức, viên chức đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc, xin thôi việc hoặc chuyển công tác sang các cơ quan, đơn vị khác ngoài ngành tổ chức nhà nước mà chưa phục vụ đủ thời gian yêu cầu theo quy định tại Điểm d Khoản 2, Điều 9, Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Quy chế này.”
Theo quy định trên, viên chức đã hoàn thành khóa học mà bỏ việc, xin thôi việc, chuyển công tác ra ngoài ngành hoặc chưa phục vụ đủ thời gian yêu cầu thì phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 03/2011/TT-BNV, chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học. Bệnh viện yêu cầu bạn đền bù gấp 3 lần các khoản lương, thưởng, tiền thưởng lễ, tết là không có căn cứ.
Ngoài ra, việc bạn được cử đi học thì các khoản liên quan đến chi phí đào tạo, bồi dưỡng như học phí phải được hỗ trợ theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Quyết định 490/QĐ-BNV.
Như vậy, khi bạn đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì bạn được Sở Y tế ở địa phương ra quyết định cử đi học, việc bệnh viện giữ quyết định của bạn để ép bạn ký hợp đồng làm việc với các nội dung trên là không đúng quy định pháp luật.