Viên chức có bị biệt phái trong thời gian mang thai con thứ ba. Viên chức sinh con thứ ba có bị xử lý lỷ luật.
Viên chức có bị biệt phái trong thời gian mang thai con thứ ba. Viên chức sinh con thứ ba có bị xử lý lỷ luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật TNHH Luật Dương Gia tôi là viên chức của trung tâm trực thuộc Sở Lao động TB & XH đang mang thai con thứ 3, tôi có bị luân chuyển công tác trong thời gian mang thai không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật viên chức 2010;
– Quy định số 181/ 2013/QĐ-TW.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Luật viên chức 2010 không có quy định về "luân chuyển công tác". Đối với viên chức chỉ có quy định "biệt phái viên chức".
Căn cứ Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức như sau:
"- Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
– Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
– Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
– Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
– Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
– Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
– Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi."
Như vậy, biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định do đó việc bạn mang thai thứ ba không liên quan đến việc biệt phái. Mặt khác, đối với viên chức đang mang thai thì không tiến hành biệt phái.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý kỷ luật như sau:
"- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
– Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
– Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật viên chức qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, bạn nên xem lại trong nội quy cơ quan bạn đang công tác có quy định áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức đang mang thai thứ 3 hay không? Nếu có quy định thì áp dụng theo quy định tại cơ quan bạn đang công tác. Theo quy định Luật viên chức 2010 không xử lý lỷ luật đối với viên chức mang thai thứ ba.
Nếu bạn đang là Đảng viên thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 26 của Quy định số 181/ 2013/QĐ-TW của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:
"1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
c) Khai báo hoặc xin xác nhận không trung thực về tình trạng sức khoẻ của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định."
Như vậy, nếu việc bạn sinh con thứ ba không gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật là khiển trách.