Đánh bạc là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy viên chức bị khởi tố tội đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
Mục lục bài viết
1. Viên chức bị khởi tố tội đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, khởi tố được hiểu là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự, theo đó đối với những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định khởi tố vụ án hoặc trường hợp đã xác định được người hoặc pháp nhân thực hiện tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
Căn cứ khoản 4 Điều 3
Như vậy, theo quy định trên thì khi viên chức mới bị khởi tố tội đánh bạc thì chưa buộc thôi việc.
Và trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị khởi tố nhưng không có quyết định tạm giữ, tạm giam thì trong trường hợp này đơn vị chưa xem xét xử lý kỷ luật nên không được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức này. Do đó, công chức trong giai đoạn này vẫn được đi làm và hưởng hệ số lương bình thường.
2. Trường hợp nào viên chức bị buộc thôi việc?
Buộc thôi việc là một trong các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm. Viên chức bị buộc thôi việc trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Viên chức bị nghiện ma túy (có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền).
– Có hành vi vi phạm lần đầu và gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ
+ Có hành vi quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ bí mật Nhà nước; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới…
+ Trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp không thực hiện các quy định, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
+ Lợi dụng vị trí để thực hiện các hành vi nhằm mục đích vụ lợi.
+ Lợi dụng vị trí để xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.
+ Viên chức có thái độ không tốt, hách dịch với người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Đối với chiên chức quản lý có những hành vi vi phạm sau đây:
+ Thực hiện hành vi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng như để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
+ Viên chức quản lý bị kỷ luật cách chức vì hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.
+ Viên chức quản lý bị kỷ luật cách chức vì đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà còn tái phạm.
+ Không hoàn thiện các công việc, nhiệm thuộc quyền quản lý.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 37
Do đó, theo quy định trên thì khi nào cán bộ, công chức, viên chức bị phạt tù thì mới bị ra ra quyết định buộc thôi việc và thuộc một trong các trường hợp quy định như trên.
3. Viên chức đánh bạc bị xử phạt như thế nào?
Chơi cờ bạc là hành vi bị cấm chung cho các đối tượng, không chỉ riêng gì cán bộ, công chức, viên chức. Người nào đánh bạc trái phép dưới mọi hình thức như chơi tú ăn tiền; xóc đĩa; tá lả;… mà được, thua bằng tiền hay hiện vật sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc.
Các chế tài xử lý khi cán bộ, công chức, viên chức đánh bạc như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh bạc trái phép bị xử phạt như sau:
– Hành vi mua số lô, số đề: phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng khi thực hiện những hành vi bao gồm:
+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật.
+ Đánh bạc thông qua máy, trò chơi điện tử trái phép.
+ Khi chơi thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác mà có cá cược.
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.
+ Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép.
+ Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng.
+ Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép.
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác đánh bạc trái phép.
+ Chứa chấp việc đánh bạc bằng việc dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý.
+ Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép.
+ Thực hiện việc tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Làm chủ lô đề.
+ Thực hiện việc tổ chức sản xuất hay phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
+ Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề.
+ Thực hiện tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
3.2. Xử lý hình sự:
Trường hợp viên chức tham gia đánh bạc với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên, đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung tại Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
+ Cá nhân nào thực hiện hành vi đánh bạc trái phép bằng bất kể hình thức nào như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác mà được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
+ Cá nhân thực hiện hành vi đánh bạc bằng những hình thức như trên bằng hiện vật hoặc tiền dưới 5 triệu đồng nhưng trước đây đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc các hành vi tổ chức đánh bạc trái phép hoặc gá bạc theo quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015; hay đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc trái phép hoặc gá bạc theo quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 mà nay vẫn còn tiếp tục vi phạm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện hành vi đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp.
+ Giá trị hiện vật hoặc tiền giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Thực hiện hành vi đánh bạc có sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.