Việc xác định lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của hai vợ chồng.
Việc xác định lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của hai vợ chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi về việc xác định lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân như sau: anh A mua một căn nhà (giá 150 triệu đồng) sau khi kết hôn nhưng lại dùng tài sản riêng của mình. sau một thời gian thì A ly hôn với vợ, căn nhà được định giá tài sản là 200 triệu đồng. Như vậy 50 triệu phát sinh có được xem là lợi tức không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 109, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hoa lợi, lợi tức của tài sản:
"Điều 109. Hoa lợi, lợi tức
1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản
– Căn cứ Điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của hai vợ chồng
"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Căn cứ quy định tại Điều 33 và Khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
….
Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật, lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Trong vụ việc cụ thể này, căn nhà là tài sản riêng của anh có trước trong thời kỳ hôn nhân. Lợi tức từ (căn nhà) trước thời kỳ hôn nhân được hiểu như cho thuê,mướn,… phát sinh thu nhập thêm từ căn nhà. Bởi vậy, giá căn nhà hiện nay là 200 triệu đồng, trước đây căn nhà có giá trị là 150 triệu, khoản chênh lệch ở đây là 50 triệu. Khoản tiền này không thể coi là lợi tức vì đây là mức giá nhà ở thời điểm hiện tại cao hơn so với mức giá trước đó không phải là số tiền phát sinh từ khai thác giá trị nhà. Bởi vậy, căn nhà 200 triệu này là tài sản riêng của chồng, không phải chia phần chênh lệch nên cho vợ.