Người chưa thành niên phạm tội là gì? Người chưa thành niên phạm tội tiếng anh là gì? Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
1. Người chưa thành niên phạm tội là gì?
Người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.
2. Người chưa thành niên phạm tội tiếng anh là gì?
Người chưa thành niên phạm tội tiếng anh là ” A minor guilty”.
3. Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi:
-Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
-Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
-Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
-Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
-Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
-Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
-Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
-Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát,
-Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
Trường hợp người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo sinh hoạt, học tập tại phiên tòa
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, là những đối tượng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy
Quyền của người chưa thành niên bị buộc tội có sự tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự được đảm bảo chủ yếu bằng những quy định tại Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
-Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
-Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
-Những người quy định tại khoản 1 Điều 420
Theo điều luật này, tùy từng trường hợp cụ thể, ở những giai đoạn tố tụng khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định triệu tập đại diện gia đình người chưa thành niên; thầy giáo, cô giáo, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Việc tham gia tố tụng của họ vừa là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ của các chủ thể này bởi vì họ có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên. Đây là những người có mối quan hệ rất gần gũi; có thể biết được những đặc điểm về nhân cách, hiểu được hoàn cảnh sống và môi trường giáo dục người chưa thành niên; hơn nữa đây cũng là “chỗ dựa tinh thần” cho người chưa thành niên. Vì vậy, sự tham gia của những chủ thể này góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án và có cách xử lý phù hợp đối với bị can, bị cáo và thông qua đó để bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội.
Thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, các tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại về các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.
4.2. Những hạn chế về quyền và nghĩa vụ của đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo sinh hoạt, học tập tại phiên tòa
Theo quy định của pháp luật thì người đại diện, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt được triệu tập tham gia tố tụng; nhưng vấn đề đặt ra là họ tham gia với tư cách gì, họ có quyền và nghĩa vụ cụ thể như thế nào thì thì hiện nay còn thiếu quy định nên có nhiều quan điểm khác nhau.
Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự thiếu quy định về quyền của nhà trường, tổ chức trong giai đoạn truy tố. Mặc dù khoản 1 Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự có đề cập trường hợp các chủ thể này tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Và tại khoản 3 của Điều 420 chỉ liệt kê các quyền của họ trong giai đoạn xét xử.
Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định tư cách tham gia tố tụng của người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt.
Hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có quy định tư cách tham gia tố tụng của những người nêu trên. Tuy nhiên việc tham gia phiên tòa của họ lại rất quan trọng, nếu họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử buộc phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào để buộc họ đến phiên tòa nếu họ vắng mặt; nếu họ vắng mặt không có lý do thì cũng không có căn cứ để dẫn giải họ đến phiên tòa…. Do vậy cần phải quy định cho họ một tư cách cụ thể để tham gia tố tụng và cần có sự ràng buộc chặt chẽ để hoạt động tiến hành tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện nghĩa vụ mà không có căn cứ xử lý khi họ vắng mặt.
Thứ ba, trong thực tế xét xử, đại diện nhà trường và tổ chức ít có mặt tại phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội, vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, có trường hợp Tòa án không triệu tập họ đến tham gia phiên tòa nhưng cũng có trường hợp nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhưng các cơ quan này lại không quan tâm phối hợp với Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật.
Trong nhiều vụ án, đại diện nhà trường và tổ chức có mặt chỉ để xem tòa xét xử và nghe tuyên án chứ không thể hiện được vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bị cáo chưa thành niên. Nói một cách khác, sự tham gia của họ chỉ mang tính hình thức, thụ động và việc tham gia của đại diện nhà trường, tổ chức chưa được chú trọng nên cần có quy định để gắn trách nhiệm của họ khi tham gia tố tụng và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình…