Quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ? Việc phân cấp quản lý trong nguyên tắc tập trung dân chủ? Đẩy manh nguyên tắc tập trung dân chủ?
Ở Việt nam, tại quy định cảu điều lệ Đảng cộng sản Việt nam quy định cơ bản về các nguyên tắc tập trung dân chủ dựng trên quy định của pháp luật hiện hành. Các nguyên tăc đó phát huy các vai trò khác nhau để thống nhất và đoàn kết ý chí và hành động của Đảng cộng sản Việt Nam.Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? và Việc phân cấp quản lý trong nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết chi tiết về vấn đề này.
Luật sư
1. Quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ
1.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bao cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.
1.2. Nội Dung của Nguyên tắc tập trung dân chủ
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ
Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
2. Việc phân cấp quản lý trong nguyên tắc tập trung dân chủ
Để hoạt động quản lý hành chính Nhà nước diễn ra thống nhất, đạt hiệu quả cao thì phải tuân theo các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước. Dựa trên những căn cứ khoa học về quản lý hành chính Nhà nước, về bản chất của quản lý hành chính Nhà nước, các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được chia làm hai nhóm: các nguyên tắc chính trị – xã hội; các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật
Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ được hiểu là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của quản lý hành chính Nhà nước. Các cấp trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Các cấp quản lý được phép tiến hành những hoạt động phát huy tính năng động sáng tạo của mình trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Việc phân cấp quản lý được quy định tại rất nhiều văn bản, có thể kể đến như Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước tại phần II, mục 4: “Tiếp tục phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương…”. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý cần được bảo đảm được những yêu cầu sau đây:
– Đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
– Mạnh dạn trao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý; tích cực phát huy sức người sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn nâng cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp bảo đảm tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của cơ sở và địa phương.
– Việc phân cấp quản lý phải thật cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật.
3. Đẩy manh nguyên tắc tập trung dân chủ
Cụ thể đến nay tại Điều lệ Đảng đã cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ thành 06 nội dung để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng quy định như sau:
Một là: cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ngoại trừ cấp ủy cấp trên có quyền chỉ định nhưng không được quá 1/3 số lượng do Đại hội bầu.
Hai là: cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ hay gọi tắt là cấp ủy.
Ba là: cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Bốn là: tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội Đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
Năm là: nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình.
Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Sáu là: tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên
Trong suốt những năm lãnh đạo của Đảng kể cả trong thời bình hoặc thời chiến thì Đảng ta thường xuyên coi trọng, đề cao, củng cố việc xây dựng tổ chức, bảo đảm nội bộ luôn đoàn kết thống nhất một lòng, chỉ có thế nhân dân mới có sức chiến đấu cao.
Trên tinh thần xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức Đảng ta luôn chú trọng, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Đảng. Bởi thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề trọng yếu, bảo đảm cho Đảng thật sự chặt chẽ về tổ chức, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao.