Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề đang thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp: Anh họ tôi trên đường đi làm về (vào khoảng 1 giờ sáng) thì bị một chiếc taxi đâm phải. Anh tôi bị ngã xuống đường, tài xế taxi thấy vậy cũng xuống xe hỏi han, anh tôi vì thấy quá đau và không thể tự mình đứng dậy được nên có nói với tài xế làm ơn đưa đi viện giúp. Tuy nhiên vì thấy vết thương khá nặng nên tài xế taxi đã lên xe và chạy mất. Anh tôi cố gắng gọi điện cho bạn bè để đến và đưa đi cấp cứu. Lúc đó anh tôi cũng như mọi người đều không báo cảnh sát và không có ai là nhân chứng. Sự việc tính đến nay đã được gần một tuần, vậy tôi xin hỏi bây giờ có thể thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra và xử lý vụ việc trên được hay không? Và nếu được thì cần tiến hành như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định:
“1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
… . "
Và Khoản 1 Điều 9 Luật tố cáo 2011 quy định “Người tố cáo có các quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;”
Theo quy định này, tố cáo là quyền cơ bản của công dân. Mọi công dân đều có quyền tố cáo bất kì một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi họ có hành vi vi phạm pháp luật trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Luật tố cáo không quy định giới hạn thời gian tố cáo một sự việc nào đó xảy ra, vì vậy sự việc mới xảy ra một tuần, bạn có thể lên tố cáo hành vi vi phạm của lái xe với cơ quan công an.
Trình tự giải quyết tố cáo và hình thức tố cáo được quy định tại Điều 18, 19 Luật tố cáo 2011 như sau:
“Điều 18. Trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
2. Xác minh nội dung tố cáo;
3. Kết luận nội dung tố cáo;
4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Điều 19. Hình thức tố cáo
1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp cơ sở y tế xác nhận tỉ lệ thương tật trên 31% thì hành vi gây tai nạn của lái xe thuộc hành vi phạm tội được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 và được hướng dẫn Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ Điều 27 Bộ luật hình sự 1999 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định:
“Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.”
Như vậy, dù hành vi vi phạm của lái xe có thuộc trường hợp phạm tội theo Bộ luật hình sự 1999 hay không thì bạn cũng nên tố cáo hành vi đó với cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn để điều tra vụ việc và được giải quyết bồi thường nếu anh bạn yêu cầu.