Tây Nguyên được coi là "kho vàng xanh" của cả nước, với 60% diện tích lãnh thổ được phủ bởi rừng. Khu vực này chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là?
Mục lục bài viết
1. Việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là?
A. phân bố lại sản xuất, sử dụng tốt tài nguyên
B. phát huy thế mạnh, tạo nhiều loại nông sản.
C. thúc đẩy chế biến, mở rộng các loại dịch vụ.
D. tạo ra việc làm, thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Đáp án: chọn B.
Hướng dẫn lời giải: Việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là giúp phát huy thế mạnh về tự nhiên, đồng thời tạo ra nhiều nông sản có giá trị cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
2. Một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
– Các loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên là: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, điều …
+ Cà phê: Là loại cây công nghiệp quan trọng nhất với diện tích trồng khoảng 450.000 ha, chiếm 4/5 diện tích trồng cà phê của cả nước. Cà phê được trồng phổ biến tại các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Đắk Nông, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng về chất lượng cả trong và ngoài nước.
+ Chè: Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Các vùng chè nổi tiếng như chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Biển Hồ (Gia Lai) đã phát triển các nhà máy chế biến chè.
+ Cao su: Là loại cây trồng lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu được trồng ở các vùng khuất gió như tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước, đặc biệt là tại cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng, nơi có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.
– Vị trí phân bố:
+ Cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk
+ Cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.
+ Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Lâm Đồng.
+ Cây cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông.
+ Cây điều được trồng nhiều ở các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông; Lâm Đồng.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1: Điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với tây Nguyên là
A. Đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công nghiệp lâu năm khác
B. Đều có diện tích trồng chè ngang nhau
C. Đều có diện tích trồng cây cao su chiếm tỉ trọng lướn so với cả
D. Đều có diện tích trồng cà phê rất ít
Đáp án: A
Giải thích: Chú ý các loại cây trồng ở bảng số liệu. Như vậy, ta thấy điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với tây Nguyên là đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công nghiệp lâu năm khác.
Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn hơn Tây Nguyên là
A. Khí hậu có mùa đông lạnh
B. Có nguồn lao động dồi dào hơn
C. Gần với đồng bằng sông Hồng
D. Có vị trí giáp biển
Đáp án: A
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích chè lớn nhất cả nước do vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh, có tài nguyên đất feralit rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Câu 3: Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn vùng Trung du và miền núi bắc Bộ do
A. Đất badan tập trung thành vùng lớn, khí hậu cận xích đạo
B. Nhiệt độ ở Tây Nguyên luôn thấp
C. Lương mưa nhiều
D. Có nguồn lao động dồi dào hơn
Đáp án: A
Giải thích: Cây cao su và cây cà phê là những cây có nguồn gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có nền nhiệt độ cao, tương đối ổn định trên đất badan màu mỡ. Chính vì vậy, cao su và cà phê chỉ phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ mặc dù có mùa đông lạnh nhưng cũng có diện tích cây cao su, cà phê khá lớn,…
Câu 4. Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là
A. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.
B. cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.
C. cà phê, dừa, cao su, điều.
D. cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.
Đáp án: A
Câu 5. Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là
A. Đà Lạt.
B. Plây-ku.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Kon Tum.
Đáp án: C
Câu 6. Thuận lợi quan trọng nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là
A. mưa tập trung vào mùa hè.
B. mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm.
C. đất bazan giàu dinh dưỡng và khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
D. khí hậu ổn định, ít bão.
Đáp án: C
Câu 7. Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là
A. Công nghiệp khai khoáng.
B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến nông – lâm sản.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án: C
Câu 8. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?
A. Lâm Đồng
B. Đắk Lắk
C. Gia Lai
D. Kon Tum
Đáp án: B
Câu 9. Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: B
Câu 10. Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do
A. có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.
B. có các cao nguyên trên 1000m.
C. đất badan thích hợp với cây chè.
D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: B
Câu 11. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là
A. du lịch sinh thái.
B. giao thông, vận tải.
C. bưu chính viễn thông.
D. xuất khẩu nông sản.
Đáp án: A
Câu 12. Điều kiện thuận lợi cho vùng Tây Nguyên hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là
A. đất đỏ ba-dan giàu dinh dưỡng phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn.
B. khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt, phân hóa theo độ cao.
C. khí hậu cận xích đạo, có nguồn nước trên mặt và nước ngầm khá phong phú.
D. mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 13. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là
A. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới
B. ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
C. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân.
D. đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Đáp án: D
Câu 14. Mô hình sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là
A. nông trường quốc doanh và mô hình kinh tế vườn.
B. hợp tác xã nông nghiệp và kinh tế trang trại.
C. mô hình kinh tế vườn và hợp tác xã nông nghiệp.
D. mô hình nông trường quốc doanh và trang trại.
Đáp án: A
Câu 15. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm công nghiệp của Tây Nguyên?
A. Chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP.
B. Đang chuyển biến theo hướng tích cực.
C. Công nghiệp chế biến nông – lâm sản phát triển khá nhanh.
D. Các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai.
Đáp án: A
Câu 16. Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì
A. Có cơ cấu nông nghiệp đa dạng nhất so với các tỉnh còn lại.
B. Có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các tỉnh còn lại.
C. Đẩy mạnh thâm canh, sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị.
D. Lao động đông, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: C
THAM KHẢO THÊM: