Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường hiệu quả đầu tư phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết về Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm?
Câu hỏi: Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm
A. sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm
B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau
C. khai thác nhiều hơn các loại khoáng sản
D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp thị trường
Hướng dẫn: Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường hiệu quả đầu tư.
Đáp án: Chọn D
2. Tại sao công nghiệp cần chuyển dịch theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường?
Công nghiệp cần chuyển biến phù hợp với nhu cầu của thị trường vì có một số lý do quan trọng:
– Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Công nghiệp tồn tại để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Nếu không thay đổi và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng kém cạnh tranh hoặc thậm chí phá sản. Khách hàng chính là nguyên nhân tồn tại của mọi doanh nghiệp. Họ quyết định liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có giá trị đối với họ hay không. Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng để duy trì sự thành công. Môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi, và sự thay đổi này thường xuất phát từ sự biến đổi trong nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải linh hoạt và thay đổi để đáp ứng sự biến đổi này.
– Thay đổi xu hướng thị trường: Thị trường luôn thay đổi với sự biến đổi của nhu cầu của khách hàng, sự cạnh tranh, và xu hướng công nghệ mới. Công nghiệp cần điều chỉnh để duy trì sự phù hợp với những thay đổi này.
– Tạo cơ hội kinh doanh: Chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường có thể tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới hoặc mở rộng sang các thị trường mới.
– Tối ưu hóa hiệu suất: Công nghiệp cần luôn cải tiến để tối ưu hóa hiệu suất và năng suất. Các quy trình và quy trình sản xuất cần được điều chỉnh để làm cho mọi thứ hoạt động một cách hiệu quả nhất.
– Thích nghi với sự thay đổi: Thế giới kinh doanh và công nghiệp đầy biến đổi. Các công ty cần sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày nay. Cơ cấu thị trường có thể thay đổi nhanh chóng, với sự xuất hiện của các đối thủ mới, sản phẩm mới, và công nghệ mới. Các công ty cần thích nghi để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường đang biến đổi. Sự thay đổi liên tục trong công nghệ và quy trình sản xuất yêu cầu các công ty cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng mong muốn của khách hàng và duy trì sự cạnh tranh. Bên cạnh đó thì sự thay đổi trong giá trị và mong muốn của xã hội có thể yêu cầu các công ty thích nghi với sự biến đổi văn hóa để duy trì lòng tin của khách hàng và hòa nhập với cộng đồng.
– Tạo cạnh tranh: Để cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá cả, tăng giá trị gia tăng, và phục vụ khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi sự thích nghi và chuyển biến theo thời gian.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm
A. 1976
B. 1986
C. 1991
D. 2000
Đáp án: B
Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững
A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ
Đáp án: D
Câu 3: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
Đáp án: C
Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là
A. Công nghiệp
B. Dịch vụ
C. Lâm nghiêp
D. Nông nghiệp
Đáp án: C
Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
Đáp án: D
Giải thích: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 là tốc độ tăng trưởng GDP cao. Trong đó ngành nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Câu 6: ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua
A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm
B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế
C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao
D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững
Đáp án: B
Giải thích: Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Đặc biệt là việc thâm nhập vào các thị trường khó tỉnh như Nhật, Hoa Kì, Eu,…
Câu 7: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
Đáp án: D
Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là :
A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Đáp án: C
Câu 9: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?
A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường
Đáp án: C
Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:
A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…
B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước
D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục
Đáp án: A
Giải thích: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới phát triển năng động như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ khoa học – kĩ thuật,…
THAM KHẢO THÊM: