Vị trí địa lý và địa hình Nam Á? Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á?

Vị trí địa lý của Nam Á? Địa hình khu vực Nam Á? Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á? Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Nam Á? Đặc điểm của một số quốc gia khu vực Nam Á?

Nam Á là một trong những khu vực thuộc Châu Á, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội riêng biệt. Vậy cụ thể vị trí địa lý và địa hình Nam Á? Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Vị trí địa lý của Nam Á:

Nam Á là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.

Vị trí địa lí của Nam Á nằm ở phía nam châu Á trong tọa độ từ 4°B đến 38°B. Nam Á tiếp giáp: biển A-rap, vịnh Ben -gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. Phía đông nam, nam, tây nam và tây của Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

Ngoài ra khu vực này còn được gọi là bán đảo Nam Á, hay tiểu lục địa Ấn Độ do những đặc điểm về mặt địa lý đem lại. Khu vực này có diện tích rơi vào khoảng 4 triệu km2, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của Châu Á, nhưng lại có điều kiện về tự nhiên, địa hình vô cùng phong phú và đa dạng.

2. Địa hình khu vực Nam Á:

Nam Á được chia thành 3 miền địa hình hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thối tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.

Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phảng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hàng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bế rộng từ 250 km đến 350 km.

Nằm giữa chân núi Himalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn – Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng, chạy thẳng từ bờ biển A-rập đến bờ vịnh Ben-gen với độ dài hơn 3000 km, rộng khoảng 250 – 350 km.

Ngoài ra vùng duyên hỉa phía đông nam Ấn Độ còn có một hòn đảo lớn, hiện nay là nước Xri Lan-ca, Man-đi-vơ.

3. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á:

Nằm ở vị trí địa lý và địa hình như trên, Nam Á có khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như sau:

Thứ nhất, Khí hậu đại bộ phận khu vực Nam Á là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

Thứ hai, Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

– Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

– Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

– Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

– Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

Thứ ba, Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Thứ tư, Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Thứ năm, Về tài nguyên thiên nhiên thì khu vực Nam Á lại không phải là khu vực quá nổi trội là có nhiều tài nguyên thiên nhiên, một số tài nguyên chính của khu vực này có thể kể tên đó chính là: Than, dầu khí, khoảng sản, gỗ… Ngoài ra còn rất tiềm năng với hoạt động thủy điện, thủy sản.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á thích hợp phát triển nông nghiệp, các hoạt động trồng trọt các loại cây trồng chủ yếu của khu vực này có thể kể đến như chè, gạo, lúa mì, các loại rau xanh…ngoài ra hoạt động chăn nuôi cũng rất phát triển như trâu, bò, dê, cừu…

4. Điều kiện kinh tế – xã hội khu vực Nam Á:

Về kinh tế, theo số liệu tính đến năm 2015, Ấn Độ là nước có nền kinh tế lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Nam Á. Đây cũng là nền kinh tế lớn đứng thứ 7 trên thế giới khi xét theo GDP danh nghĩa. Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Nam Á là Pakistan. Tiếp đến là Bangladesh rồi đến Sri Lanka.

Ngôn ngữ các quốc gia ở Nam Á: Tại khu vực Nam Á có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng có một điểm đặc biệt đó là chữ viết tại đây được phân chia theo tôn giáo. Cụ thể là:

Người theo đạo hồi sống tại Pakistan và Afghanistan sử dụng chữ Ả Rập – Ba Tư.

Người không theo Hồi giáo tại các nước Nam Á và một số người theo hồi giáo sống tại Ấn Độ sử dụng chữ viết truyền thống như các kiểu chữ được bắt nguồn từ Brahmi (đối với ngôn ngữ Ấn – Âu) và phi Brahmi (đối với các ngôn ngữ Dravida và một số ngôn ngữ khác).

Tôn giáo ở khu vực Nam Á:

Nam Á chính là nôi của hai tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay đó là Phật giáo và Ấn Độ giáo. Bên cạnh 2 tôn giáo lớn này thì Nam Á còn có một bộ phận đông đảo người theo Hồi giáo và một số tôn giáo khác.

Nhìn chung, thì hiện nay đạo Phật, đạo Hindu và đạo Hồi là 3 tôn giáo lớn ở các nước Nam Á. Trong đó Iran và Pakistan đều là nước cộng hòa Hồi giáo, mỗi nước là đại diện cho một nhánh quan trọng của tôn giáo này. Người dân của Pakistan chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni. Còn người dân của Iran đa số là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni.

Về dân cư, hiện nay thì dân số các quốc gia thuộc khu vực Nam Á vào khoảng trên 1,5 tỷ người, tập trung chủ yếu ở các quốc gia Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Băng-la-đét. Đây được xác định là khu vực có mật độ dân số đông nhất trên thế giới với ước tính rơi vào khoảng 388 người/km2. Dân cư ở khu vực Nam Á rất đa dạng với trên 2000 dân tộc với quy mô rất khác nhau và phân bố không đều.

Về chính trị, sau khi giành được độc lập, hầu hết các quốc gia Nam Á đã tiến hành xây dựng thể chế cộng hòa với những tên gọi khác nhau, đa số đều đi theo hướng dân chủ đa đảng, tuy nhiên chính trị tại các nước thường rơi vào tình trạng bất ổn do các cuộc xung đột về mặt lợi ích giữa các đảng phái, các tôn giáo…

Hiện nay, phần lớn các quốc gia Nam Á đều thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các nước và khu vực trên thế giới, tăng cường hội nhập toàn cầu.

5. Đặc điểm của một số quốc gia khu vực Nam Á:

Ấn Độ: là một đất nước có dân số lớn thứ 2 trên thế giới và là cái nôi của Phật giáo.

Vận chuyển tên lửa bằng xe đạp: Tên lửa đầu tiên của Ấn Độ đã được vận chuyển bằng một chiếc xe đạp. Điều này nghe có vẻ khó nhưng nó hoàn toàn là sự thật.

Báo giấy vẫn luôn thịnh hành ở Ấn Độ: Tại nhiều quốc gia trên thế giới báo giấy đang chết dần chết mòn thì tại đất nước Ấn Độ báo giấy vẫn thịnh hành. Lý giải cho điều này đó là do, ở Ấn Độ ngày càng có nhiều người biết chữ cùng với đó là tỉ lệ sử dụng internet thấp và có quá nhiều ngôn ngữ thì họ muốn đọc một tờ báo của riêng mình. Thêm vào đó giá báo ở đây rất rẻ.

Đất nước có những chuyện mê tín kỳ quặc: Họ sẽ không mặc quần áo mới vào thứ 7; không thực hiện việc quét nhà vào buổi tối vì sợ làm cô tiên Lakshmi chạy mất; sẽ không may mắn nếu nhận hoặc đưa một thứ gì đó bằng tay trái…

Bấm còi xe là điều được khuyến khích tại Ấn Độ: Ở những nơi khác việc bóp còi xe inh ỏi gây ồn ào bị phản đối nhưng ở Ấn Độ lại được khuyến khích. Những lúc tắc đường tại đây số lần bóp còi của lái xe có tần suất lên đến 30 giây một lần.

Afghanistan:

Đây là đất nước được xem là nguy hiểm nhất để thực hiện việc đi du lịch.

Phần lớn người dân ở Afghanistan không ăn thịt heo vì họ theo đạo Hồi.

Nước này không giáp với biển nên người dân Afghanistan không quen với việc ăn hải sản. Ẩm thực nổi tiếng của họ là thịt dê, thịt cừu, bánh mantu…

Tết của người Afghanistan có tên gọi là “Nowruz” và diễn ra vào ngày 21/3 hàng năm.

Tại đây màu xanh lá cây là màu may mắn được dùng cho lễ cưới và lễ Nikah.

Bhutan:

Đây là quốc gia được mệnh danh là đất nước hạnh phúc, bạn sẽ không thấy người vô gia cư tại đây. Không có bất cứ ai phải sống trên vỉa hè trừ khi họ muốn trải nghiệm.

Ở Bhutan không có viện phí: Tại đây những người dân không phải lo lắng về viện phí. Cách chữa trị truyền thống luôn được mọi người ưa chuộng.

Bạn không thể mua thuốc lá ở Buhatan: Từ lâu việc trồng trọt mua bán thuốc lá tại đây đã bị cấm. Khách du lịch vẫn được phép mang thuốc lá đến đây nhưng phải trả một khoản phí lớn.

Thủ đô ở đây không có đèn giao thông: Ở đây chỉ có những biển báo bằng tay.

Maldives:

Những người dân ở đây tin vào bùa chú. Niềm tin vào bùa chú của họ hết sức mãnh liệt.

Cấm sử dụng đồ uống có chứa cồn ngoài những khu vực giải trí.

Có hiện tượng tôn giáo cực đoan, họ sẽ không tha thứ cho bất cứ ai nếu như họ cảm thấy đang xúc phạm tôn giáo của họ.

Họp nội các ở dưới biển: Tại đây đã có một cuộc họp dưới biển của tổng thống và 13 thành viên chính phủ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )