Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc bài viết vị trí, bố cục và tóm tắt Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mời các bạn tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Vị trí đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự âu lo về tương lai của nàng Kiều.
2. Bố cục đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Đoạn trích được chia làm ba phần:
– Phần 1 (6 câu đầu): Vẻ đẹp thiên nhiên lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Kiều.
– Phần 2 (8 câu thơ tiếp theo): Nỗi nhớ thương Kiều dành cho người yêu và cha mẹ.
– Phần 3: (8 câu thơ cuối): Bức tranh tâm trạng của Kiều.
3. Tóm tắt đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
3.1. Tóm tắt đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích dành cho học sinh giỏi:
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người bạc mệnh,Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu, bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước đầy mịt mờ và cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Nàng nhớ chàng Kim “bên trời góc bể bơ vơ”… Sau nỗi nhớ thương là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên… Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một ki kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.
3.2. Tóm tắt đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gây ấn tượng:
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người “bạc mệnh” ngày xưa… Sau khi bị lừa, bị “thất thân” với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Sau khi bị Mã giám Sinh lừa gạt và làm nhục, mặc cho Tú Bà mắng nhiếc, chửi rửa nhưng Kiều vẫn nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Vì quá đau đớn, tủi nhục và phẫn uất, Kiều đã định tự vẫn, thấy vậy, Tú Bà sợ mất vốn nên đã lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ giả vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn rằng khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Nàng được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu, bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng “bẽ bàng, chán ngán”. Biết lấy ai, biết tâm sự cùng ai? Nỗi nhớ thương như lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa “quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”. Nàng nhớ thương chàng Kim “bên trời góc bể bơ vơ..” Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên,… Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều, một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.
3.3. Tóm tắt đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất:
Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du từng viết “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng của nhân vật. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mỹ của người đọc. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc”. Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Bị Mã giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng được Tú Bà cứu kịp thời. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Nơi đất khách quê người, thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp chỉ biết sớm ngày làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đau đớn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Đoạn thơ đúng là “bức tranh tâm trạng đầy xúc động”. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp các yếu tố thơ – nhạc – họa để vẽ nên bức tranh độc đáo ấy để ta cảm nhận được tâm trạng đáng thương của Thúy Kiều. Điều đáng quý không chỉ ở tài thơ mà còn ở cái tài tình lớn mà nhà thơ dành cho nhân vật, cho con người và cho cuộc đời. Đoạn thơ thực sự để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả, mấy ai mà không xúc động khi đọc đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Biết bao sự kiện đau lòng dồn dập đã xảy đến với Kiều. Vì chứ hiếu phải dứt tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha bị lừa gạt, phải tự vẫn, rồi lại được đưa ra lầu Ngưng Bích để làm gái mại dâm. Đoạn truyện là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Mặc dù Kiều chưa dự kiến hết đoạn đời niềm vui lâu năm lưu lạc đầy chông gai mà nàng sẽ đi, tâm trạng của nàng khi ở lầu Ngưng Bích đã dự đoán về những đắng cay mà nàng sắp phải chịu. Tâm trạng ấy trở nên bất tử qua ngòi bút của Nguyễn Du. Cả đoạn trích là một nỗi buồn mênh mang, vô tận. Buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người. Một nỗi buồn không có ai chia sẻ. Cảnh vật ở đây như một bức tranh có không gian “trước lầu Ngưng Bích”, có thời gian “mây sớm đèn khuya”. Trong cảnh vật ấy lại có nàng Kiều. Ta có thể hình dung Kiều đang ngồi trên lầu Ngưng Bích. Lầu thì vắng mà Kiều chỉ có một mình, Kiều cảm thấy cô đơn, cảnh vật với con người như quyện chặt với nhau – cảnh vật hiện ra được vẽ lại qua con mắt của Kiều. “Nửa tình nửa cảnh”, một nửa là tâm sự của Thúy Kiều, một nửa là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích, hai mối ấy phụ họa với nhau mà tác động tới Kiều – chia sẻ lòng Kiều làm nàng tan tác hơn, đau đớn hơn. Với cách lựa chọn thiên nhiên hết sức chính xác, kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm và các điển tích, cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nhà thơ đã diễn tả chân thực, cụ thể, tinh tế, diễn biến tâm trạng nàng Kiều khi phải sống ở lầu Ngưng Bích. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, thương nhớ người thân tha thiết, nỗi buồn lo, hãi hùng. Nhà thơ đã thấu hiểu tâm trạng Kiều cũng có nghĩa nhà thơ đồng cảm với nhân vật, cảm thông chia sẻ với nỗi đau của Kiều. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân văn. Vì thế, khi đọc đoạn trích này, Nguyễn Du không chỉ là nghệ sĩ thiên tài mà còn là nhà thơ có trái tim nhân ái.
THAM KHẢO THÊM: