Pháp luật hiện nay không có lý giải nguyên nhân vì sao hành khách phải tắt điện thoại khi các chuyến bay cất cánh. Nhiều người thắc tại sao họ phải tuân thủ nghĩa vụ này?
Mục lục bài viết
1. Vì sao phải tắt máy, không sử dụng điện thoại trên máy bay?
Tắt máy và không sử dụng điện thoại trên máy bay là một trong những nghĩa vụ cần phải thực hiện của các hành khách trong quá trình tham gia chuyến bay. Đây cũng được xem là hành vi để đảm bảo cho chuyến bay được an toàn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc: Vì sao phải tắt máy và không sử dụng điện thoại trên máy bay? Chắc hẳn trong chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe các phương tiện truyền thông báo đài chia sẻ về việc điện thoại có thể khiến cho hệ thống máy bay bị nhiễu sóng. Điều này vô cùng ảnh hưởng tới an toàn của cả chuyến bay và các hành khách trong chuyến bay đó. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp sử dụng điện thoại và không tắt nhưng chuyến bay vẫn được diễn ra bình thường. Thế nhưng nói vậy không có nghĩa là các thiết bị sẽ không bị ảnh hưởng gì vào chuyến bay có thể được an toàn. Bởi vì vấn đề này vẫn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đó được xem là lý do tại sao, khi tham gia máy bay thì bạn sẽ thường nghe thấy các tiếp viên hàng không thường xuyên nhắc nhở khách hàng rằng “tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay”. Và bạn cũng nên hiểu rằng, các hãng máy bay và các hãng hàng không hiện nay không muốn có bất cứ một sự ảnh hưởng nào dù là nhỏ nhất xảy ra trên chuyến bay của họ vì vấn đề này hoàn toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của rất nhiều người. Sự ảnh hưởng của điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung trên một chuyến bay có vai trò vô cùng quan trọng và được tất cả các hãng hàng không quan tâm. Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về việc không được sử dụng các thiết bị điện tử trên máy bay và ghi nhận là nghĩa vụ bắt buộc cần phải thực hiện của khách hàng. Có thể kể đến một số lý do mà khách hàng cần phải tắt máy và không sử dụng điện thoại trên máy bay:
Thứ nhất, sự hoạt động của các thiết bị điện tử sẽ phát ra sóng vô tuyến và ảnh hưởng đến hệ thống điện tử của máy bay. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay đã từng ra lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử trên các chuyến bay. Vào năm 1991, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ đã từng ra lệnh cấm các thiết bị điện tử này vì cho rằng các thiết bị điện tử đó ảnh hưởng không tốt đến tổ bay, các thiết bị điện tử đó bao gồm cả điện thoại. Có thể nói, máy bay được xem là một hệ thống các thiết bị điện tử nhằm mục đích hỗ trợ và phục vụ cho quá trình liên lạc giữa phi công với mặt đất mang nhiều ý nghĩa định hướng giám sát khác nhau. Nếu như các thiết bị điện tử này bị ảnh hưởng thì các phi công sẽ không thể liên lạc với người hướng dẫn trên mặt đất và không thể nắm bắt được thông tin cụ thể, vị trí cụ thể và hành trình cụ thể của máy bay. Hơn nữa thì, trên máy bay có rất nhiều các thiết bị điện tử sử dụng tín hiệu radio để trực tiếp tiếp nhận thông tin, các thiết bị này rất dễ bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng sử dụng tần số radio tương tự giống như điện thoại di động.
Thứ hai, một trong những lý do cần phải tắt nguồn điện thoại và không sử dụng điện thoại trên máy bay đó là, khi điện thoại di động và các thiết bị thu phát sóng hoạt động thì sẽ khiến cho mạng lưới truyền thông ở dưới đất cũng bị nhiễu sóng. Cụ thể tức là khi bạn thực hiện một cuộc gọi ở độ cao dưới 10.000 ft thì tín hiệu sẽ truyền qua hàng loạt những cột phát sóng di động. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến mạng lưới truyền thông dưới đất bị tắc nghẽn. Còn khi bạn bay ở độ cao 30.000 ft (tức là xấp sỉ 9144m), điện thoại di động trong trường hợp này sẽ không nhận được tín hiệu di động, vì thế tốt nhất bạn nên để chế độ hạn chế tình trạng bị hết pin khi nó cứ phải liên tục dò tìm.
Thứ ba, việc sử dụng điện thoại trên máy bay trong khi máy bay đi qua những nơi có thời tiết xấu rất có thể gây tổn hại và tổn thương đến chính người sử dụng điện thoại đó. Bởi vì trong trường hợp đó thì máy bay sẽ dành tóc và các thiết bị sẽ bị hất văng ra có thể gây nguy hiểm cho chính mình hoặc những người xung quanh. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay thì vẫn chưa có bất cứ một chứng cứ nào về tai nạn giao thông chứng minh cụ thể do sự ảnh hưởng của các thiết bị điện tử trong đó có điện thoại di động trên các chuyến bay. Tuy nhiên, vì sự an toàn của khách hàng và tính mạng của con người được đặt lên hàng đầu trong ngành hàng không vì vậy các quy định về việc không sử dụng điện thoại và tắt máy trên máy bay vẫn được các hãng hàng không áp dụng và hưởng ứng, pháp luật Việt Nam cũng quy định về nghĩa vụ này và mức xử phạt nếu như các khách hàng có hành vi vi phạm quy định này.
2. Quyền và nghĩa vụ của hành khách đi máy bay:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của hành khách trong chuyến bay. Căn cứ theo quy định tại Điều 147 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019 có quy định về quyền của khách hàng khi đi máy bay, cụ thể như sau:
– Được quyền thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người vận chuyển áp dụng trong trường hợp khách bị chết hoặc bị thương, hành khách có hành lý bị hư hỏng hoặc bị mất trong quá trình vận chuyển;
– Trong trường hợp khách hàng không được vận chuyển xuất phát từ lỗi của người vận chuyển thì khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu người vận chuyển đó thu xếp hành trình phù hợp hơn với mình hoặc hoàn trả lại số tiền đối với phần vé chưa sử dụng;
– Trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật thì hành khách sẽ được nhận lại số vé hoặc số tiền tương ứng với phần vé chưa sử dụng sau khi đó trở đi toàn bộ chi phí có liên quan đến điều lệ vận chuyển;
– Từ chối chuyến bay, nếu đang trong hành trình mà hành khách có lý do chính đáng thì cũng có quyền từ chối chuyến bay tại bất cứ cảng hàng không nào nơi hạ cánh và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng với phần vé chưa sử dụng sau khi đã trừ đi các chi phí và khoản tiền phạt được ghi trong điều lệ vận chuyển;
– Có quyền được miễn giảm chi phí dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu;
– Trẻ em dưới 12 tuổi sẽ được miễn giảm giá dịch vụ vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 148 của Luật hàng không dân dụng năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của hành khách trong quá trình tham gia máy bay, cụ thể bao gồm các nghĩa vụ cơ bản sau:
– Thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn hàng không và an ninh hàng không;
– Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển;
– Bồi thường thiệt hại nếu như xảy ra thiệt hại xuất phát từ lỗi của khách hàng.
Như vậy có thể nói, khách hàng khi đi máy bay sẽ có các quyền và nghĩa vụ trên đây.
3. Mức phạt hành chính với hành vi sử dụng điện thoại trên máy bay:
Theo như phân tích nêu trên thì để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, khách hàng sẽ phải tắt máy và không sử dụng điện thoại trên máy bay. Hành vi sử dụng điện thoại trên máy bay và các thiết bị điện tử thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại trên máy bay như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Hút thuốc lá trên tàu bay trong đó bao gồm cả thuốc lá điện tử;
– Sử dụng các thiết bị điện tử và các thiết bị thu phát sóng trên máy bay khi không được sự cho phép;
– Làm hỏng các trang thiết bị của máy bay;
– Thực hiện thông thạo không đúng tài liệu và không đúng quy trình, không theo yêu cầu công việc và quy trình phối hợp hoạt động trên máy bay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019;
– Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.