Tại các trạm bơm xăng hiện nay, rất dễ dàng để có thể nhìn thấy các biển báo "cấm sử dụng điện thoại di động". Lý do quan trọng nhất để lý giải cho điều này là bởi vì sử dụng điện thoại di động tại cây xăng rất nguy hiểm và dễ gây cháy nổ.
Mục lục bài viết
1. Vì sao không được sử dụng điện thoại di động ở cây xăng?
Xăng dầu hiện nay được xem là yếu tố gây cháy nổ rất lớn, nếu như không tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật thì rất dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ, gây nguy hại đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Hiện nay thì có rất nhiều người chưa biết đến việc sử dụng điện thoại ở cây xăng sẽ bị xem là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, nhiều nơi đã treo biển cấm sử dụng điện thoại tại cây xăng tuy nhiên nhiều người vẫn “ngó lơ”. Nếu như bạn chưa biết vì sao việc sử dụng điện thoại di động tại cây xăng bị cấm, thì có thể tham khảo một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sóng điện thoại gây ảnh hưởng lớn đến cây xăng. Xung quanh cây xăng gần như sẽ được bao phủ bởi xong tích điện do hiện tượng bốc hơi xăng tạo ra. Nếu như một người nào đó đứng gần cây xăng và sử dụng các thiết bị điện thoại di động để gọi điện hoặc kết nối bluetooth thì đều sẽ làm tăng lên gấp nhiều lần công suất phát sóng của chúng. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của cây xăng và người dân xung quanh. Khi đến các trạm bơm xăng thì rất dễ nhìn thấy biển “cấm sử dụng điện thoại di động”. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các hàng rào tích điện xung quanh cây xăng sẽ bị cộng hưởng với sóng điện thoại gây nên nguy cơ cháy nổ một cách vô cùng dễ dàng. Trên thực tế thì có thể nói hai yếu tố này được cộng hưởng với nhau sẽ tạo ra những tia lửa điện nhỏ và nếu như không dừng lại ngay hoạt động sử dụng điện thoại gần cây xăng thì việc cháy nổ sẽ dễ dàng xảy ra nhanh và bất ngờ hơn. Bản thân những tia lửa điện này mặc dù nhỏ nhưng hơi sân bay xung quanh hòa vào không khí sẽ tạo nên nguy cơ bén lửa vô cùng cao. Xăng là một trong những loại chất có nồng độ chiếm chỉ khoảng 5% hơi xăng trong không khí nên rất dễ bị bắt lửa cháy. Chính vì vậy sóng điện thoại là một trong những nguyên nhân chính trực tiếp gây nên hoạt động cháy nổ vô cùng nguy hiểm mà người dân cần phải tránh trong lúc đi đổ xăng. Vì vậy để đảm bảo an toàn nhất cho cây xăng thì bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại, nếu như cần thiết thì bạn hãy cách xa cây xăng để có thể sử dụng điện thoại một cách dễ dàng mà không gây nguy hiểm.
Thứ hai, pin của điện thoại di động cũng là một trong những yếu tố tạo ra tia lửa điện. Có thể kể đến một số trường hợp gây ra hậu quả đó là pin điện thoại kém chất lượng hoặc đã dùng một thời gian quá lâu đến nay không đảm bảo yếu tố an toàn. Điều này làm cho điểm tiếp xúc của pin và điện thoại bị mòn dần tạo ra những tia lửa điện, vấn đề này sẽ làm cho các điểm tiếp xúc tạo ra nhiều tia lửa điện khi điện thoại di động được dùng để nghe hoặc gọi. Nếu chẳng may đánh rơi điện thoại thì tia lửa điện đó sẽ có khả năng xuất hiện. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra khả năng cháy nổ cao tại cây xăng.
Thứ ba, nhiệt độ của điện thoại di động có thể thường xuyên thay đổi. Điện thoại di động thường có khả năng tản nhiệt thông qua vỏ máy sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Và thông thường nếu điện thoại sử dụng những linh kiện không đảm bảo an toàn sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ. Thêm vào đó là việc mà sát với vải trên cơ thể người thì nhiệt độ của điện thoại càng có thể trở nên bất thường hơn. Chỉnh nhiệt độ của điện thoại cộng với việc sử dụng điện thoại trực tiếp tại cây xăng sẽ gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần, chúng ta hoàn toàn dễ dàng bắt gặp việc người dân thanh toán tiền xong thông qua hình thức chuyển khoản tại cây xăng. Một số doanh nghiệp xăng dầu triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các doanh nghiệp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền xăng bằng hình thức thanh toán điện tử thông qua điện thoại di động. Đây cũng chính là một trong những vấn đề khiến cho khách hàng mua xong không khỏi băn khoăn và thắc mắc. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nhìn nhận, việc sử dụng điện thoại di động tại cây xăng có rất nhiều nguy hiểm. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao pháp luật không cho phép sử dụng điện thoại di động tại cây xăng.
2. Sử dụng điện thoại di động ở cây xăng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn điện, quản lý và sử dụng nguồn nhiệt, trong quá trình sử dụng các dụng cụ sinh lửa và sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử khác. Theo đó thì, mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng được quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mang diêm, mang bật lửa, mang điện thoại di động, mang nguồn lửa, các thiết bị và dụng cụ sinh lửa vào những nơi có quy định cấm những thiết bị này;
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi sử dụng nguồn lửa, sử dụng nguồn nhiệt, sử dụng các thiết bị và dụng cụ tạo ra lửa, các thiết bị và dụng cụ có khả năng tạo ra nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn trong vấn đề phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng nguồn lửa, sử dụng nguồn nhiệt, sử dụng các dụng cụ và thiết bị tạo ra lửa hoặc tạo ra nhiệt hoặc các thiết bị điện, các thiết bị điện tử ở những nơi có quy định cấm;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi hàn hoặc cắt kim loại mà không đáp ứng được đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng điện thoại trong cây xăng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Trách nhiệm bồi thường khi sử dụng điện thoại trong cây xăng gây cháy nổ:
Trong quá trình sử dụng điện thoại di động tại cây xăng mà gây ra hiện tượng cháy nổ thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tùy vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Theo đó thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ bao gồm các khoản thiệt hại sau:
– Tài sản bị mất hoặc tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng do hành vi vi phạm pháp luật;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng và khai thác các loại tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng đó;
– Các lợi ích và các chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Thiệt hại khác do pháp luật có quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Theo đó thì những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ bao gồm những thiệt hại cơ bản sau:
– Chi phí hợp lý phục vụ cho quá trình cứu chữa hoặc phục hồi sức khỏe, chi phí phục vụ cho quá trình phục hồi chức năng bị mất của người bị thiệt hại;
– Các thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại, nếu trong trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì sẽ áp dụng theo mức thu nhập trung bình của các lao động cùng loại trên thị trường lao động;
– Chi phí hợp lý vào phần thu nhập thực tế bị mất của những người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian người đó thực hiện hoạt động điều trị, nếu như người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại do bao gồm cả các khoản chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp sử dụng điện thoại di động tại cây xăng mà gây ra hiện tượng cháy nổ ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác thì những đối tượng có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe khi sức khỏe của người khác bị xâm phạm theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.