Quân phục là gì, những đối tượng nào được mặc quân phục? Hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép quân phục?
Quân phục của lực lượng công an nhân dân là trang phục dành riêng cho đối tượng công an nhân dân. Sự hiểu biết về các đối tượng có thể mặc quân phục còn hạn chế do đó vẫn còn tình trạng sử dụng trái phép trang phục Công an. Vậy pháp luật quy định về loại trang phục này như thế nào, những đối tượng nào được mặc và hình thức xử lý khi sử dụng trái phép trang phục Công an ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
1. Quân phục là gì, những đối tượng nào được mặc quân phục?
Quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam là hệ thống trang phục cho chiến sĩ và sĩ quan các cấp trong các quân chủng, binh chủng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo Điều 4 Nghị Định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của quân đội nhân dân việt nam thì Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các đối tượng được sử dụng trang phục công an nhân dân bao gồm: Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ; Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép quân phục?
Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị Định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của quân đội nhân dân Việt Nam: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
2.1. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm
Điều 10 Nghị Định 185/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
“1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm.”
Trang phục dành cho quan đội nhân dân là trang phục đặc biệt, chỉ có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ, Công nhân và viên chức quốc phòng mới được sử dụng trang phục này. Do đó đối với những hành vi buôn bán trang phục công an nhân dân có thể bị phạt tiền thấp nhất từ 500000 đồng đến cao nhất 100.000.000 đồng. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sản trang phục công an nhân dân trái phép thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
2.2. Vi phạm về sử dụng và quản lý quân trang
– Theo Điều 32 Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về sử dụng quân trang, cụ thể có các hành vi: Đội mũ có gắn quân hiệu trái phép; Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
– Đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý quân trang, hình thức xử phạt được quy định tại Điều 33 Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi tàng trữ trái phép, đổi trái phép, buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác. sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài hình phạt chính trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
2.3. Vi phạm quy định về sản xuất quân trang
Theo Điều 34 Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì các cá nhân tổ chức thực hiện: Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác; Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác thì sẽ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra cá nhân, tổ chức này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta có thể thấy các đối tượng được sử dụng trang phục công an nhân dân bao gồm: Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ; Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời pháp luật cũng quy định nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những hành vi sử dụng trái phép trang phục của công an nhân dân, buôn bán, sản xuất trang phục công an nhân dân trái phép sẽ có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền và áp dụng các hình phạt bổ sung đối với từng hành vi. Đặc biệt, những người không thuộc đối tượng được sử dụng trang phục công an nhân dân nhưng có hành vi mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Có thể thấy pháp luật nước ta đã quy định rất chặt chẽ nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của quân phục và quản lý được những hành vi xâm phạm đến quân phục, xử phạt những hành vi sử dụng quân phục trái phép.