Phim được xem là cầu nối để thực hiện các hoạt động trao đổi văn hóa và giúp cho khán giả nhìn báo truyền thống, lối sống của bất kỳ một quốc gia nào đó. Phổ biến phim vì thế đã được xúc tiến ngày càng rộng rãi. Vậy vi phạm quy định về phổ biến phim thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vi phạm quy định về phổ biến phim thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về các hành vi vi phạm quy định trong vấn đề phổ biến phim. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phổ biến phim. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian theo quy định của pháp luật, tức là có hành vi chiếu phim trong khoảng thời gian từ 08.00 đến 24.00 hàng ngày.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chủ thể có một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Phổ biến phim được lưu trữ trên băng đĩa mà không có nhãn kiểm soát được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Phổ biến phim không đúng nội quy được quy định trong giấy phép bổ biến phí được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc được quy định trong quyết định phát sóng;
– Không đảm bảo quy định về cơ sở vật chất và không đảm bảo quy định về các trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng, đặc biệt tác động đến người xem trong suốt quá trình hoạt động chiếu phim và phổ biến phim.
Thứ ba, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến và chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, có quyết định tịch thu, có quyết định tiêu hủy, có quyết định cấm phổ biến hoặc nội dung phổ biến phim hàm chứa các nội dung khiêu dâm và đồi trụy nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nội dung phim phổ biến có chứa nội dung kích động bạo lực;
– Phổ biến phim theo quy định của pháp luật phải có nội dung cảnh báo, nhưng không chứa nội dung cảnh báo;
– Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định của pháp luật hoặc có hành vi để cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
– Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định được thể hiện trong giấy phép phổ biến phim được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc được thể hiện trong quyết định phát sóng;
– Phổ biến phim truyện Việt Nam tại các rạp chiếu phim không đảm bảo tỷ lệ thiếu và không đảm bảo thời gian chiếu theo quy định của pháp luật;
– Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại các rạp ngoài khoảng thời gian theo quy định của pháp luật, tức là trong khoảng thời gian từ 08.00 sáng đến 22.00 mỗi ngày;
– Tổ chức hoạt động liên hoan phim chuyên ngành hoặc liên hoan phim chuyên đề, nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, phổ biến phim đã có quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy, Đã có quyết định cấm phổ biến bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc nội dung phim có hoạt động kích động bạo lực trên sóng truyền hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng hoặc trên môi trường kĩ thuật số.
Thứ sáu, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động phổ biến phim tại các cơ sở chiếu phim trên địa điểm chiếu phim khi có hành vi vi phạm quy định nêu trên trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng. Các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng như sau:
– Buộc tiêu hủy băng đĩa hoặc tiêu hủy những tài liệu có chứa nội dung phim trái quy định pháp luật;
– Bắt buộc tiêu hủy văn hóa phẩm đồi trụy có nội dung độc hại;
– Bắt buộc tháo gỡ các loại phim gửi hình thức điện tử hoặc trên môi trường mạng kĩ thuật số;
– Bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và cơ sở trang thiết bị đối với các phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến ngồi xem phim;
– Bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm trong phổ biến phim:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể đối với hành vi vi phạm trong quá trình phổ biến phim. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật điện ảnh năm 2022 có quy định về hành vi vi phạm trong quá trình phổ biến phim, cụ thể như sau:
– Chiếu phim hoặc phát sóng phim khi chưa có giấy phép phổ biến phim được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của những người đứng đầu đài truyền hình hoặc người đứng đầu đài phát thanh truyền hình theo quy định của pháp luật;
– Chiếu phim hoặc phát sóng phim đó có quyết định cấm phổ thông, có quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ, có quyết định thu hồi hoặc tịch thu, có quyết định tiêu hủy phim đó;
– Rạp chiếu phim không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ văn hóa thể thao và du lịch;
– Cho phép trẻ em vào rạp chiếu phim khi chưa đủ độ tuổi để có thể xem các loại phim mà cấm trẻ em xem;
– Không thực hiện theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tỷ lệ số buổi chiếu, không đảm bảo về thời lượng và thời gian chiếu phim, phát sóng phim Việt Nam; không đảm bảo thời lượng và do chiếu phim, phát sóng phim cho trẻ em.
3. Điều kiện của các cơ sở điện ảnh thực hiện quá trình phổ biến phim:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật điện ảnh năm 2022 có quy định về các điều kiện cần phải đáp ứng của các cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim. Theo đó thì các cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:
– Phải là doanh nghiệp hoặc các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có rạp chiếu phim đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ văn hóa thể thao và du lịch;
– Có quyền từ chối phục vụ người xem trong trường hợp người xem đang sử dụng chất cấm hoặc các loại chất kích thích hoặc chất hướng thần, người xem phim mang vũ khí và các vật liệu dễ gây cháy nổ vào rạp chiếu phim, người xem mang các chất phóng xạ và các chất độc hại vào rạp chiếu phim, gây rối trật tự tại rạp chiếu phim, có hành vi ngăn chặn việc ghi âm và ghi hình phim trái quy định của pháp luật;
– Cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim còn phải đáp ứng được một số điều kiện và nghĩa vụ sau: Bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim, miễn hoặc giảm vé cho người cao tuổi hoặc những đối tượng được xác định là người khuyết tật và người có công với cách mạng, trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn và những đối tượng khác theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh, thực hiện đầy đủ kết nối dữ liệu và chế độ báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Điện ảnh năm 2020;
– Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh;
– Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.